Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng - homestay hay du lịch sinh thái ở Yên Bái đặc biệt phát triển tại khu vực các huyện, thị miền Tây của tỉnh.
Khách du lịch tham quan vùng chè cổ thụ xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.
Mô hình du lịch cộng đồng - homestay hay du lịch sinh thái có thể kể đến như Suối Giàng của huyện Văn Chấn; các bản làng của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ; địa danh Mù Cang Chải với bản du lịch cộng đồng ở Nậm Kim, Nậm Khắt, các hộ làm du lịch cộng đồng ở La Pán Tẩn..., gắn với đó là Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Đây đang là một trong những xu hướng du lịch ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, mà điều làm nên sức hấp dẫn du khách chính là sự khác biệt về tập quán vùng miền, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên Mường Lò - Nghĩa Lộ lại trở thành một vùng đất văn hóa nổi tiếng. Bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với sự đa dạng của 17 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những phong tục tập quán, nghi lễ riêng biệt đặc thù, có các làn điệu dân ca, dân vũ, truyền thuyết, huyền thoại, các loại nhạc cụ, trang phục dân tộc truyền thống khác nhau đã tạo nên nét văn hoá độc đáo riêng biệt của vùng đất này.
Trong đó, Nghĩa Lộ được coi là vùng đất tổ của tộc người Thái đen với những giá trị văn hóa phi vật thể phong phú đang được cấp ủy, chính quyền thị xã nỗ lực khôi phục, bảo tồn, phát huy như các làn điệu dân ca dân vũ, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, ẩm thực dân tộc...
Đặc biệt, nghệ thuật xòe Thái được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mới đây, nghệ thuật trình diễn Hạn khuống của người Thái vùng Mường Lò - thị xã Nghĩa Lộ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Du lịch đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho thị xã. Trong đó, các mô hình du lịch cộng đồng ở các xã Nghĩa An và Nghĩa Lợi đã duy trì hoạt động hiệu quả, đưa trên 58 nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến với địa phương hàng năm. Điều này đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc gắn với phát triển kinh tế từ du lịch cộng đồng.
Được biết đến là người Thái đầu tiên ở thị xã Nghĩa Lộ phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại gia đình, chị Hoàng Thị Phượng ở bản Đêu, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: "Để phát triển hiệu quả mô hình du lịch tại nhà, mình và các thành viên trong gia đình luôn ý thức giữ gìn nếp nhà truyền thống 3 thế hệ, giữ gìn kiến trúc nhà sàn, phong tục tập quán của dân tộc Thái với các vật dụng mang giá trị văn hóa đặc trưng riêng của người dân bản địa như: chăn, ga, gối, đệm… sử dụng các chất liệu thổ cẩm. Kết hợp hài hòa ẩm thực truyền thống của dân tộc với những món ăn mang phong cách hiện đại, phù hợp với khẩu vị của du khách, nhất là khách du lịch nước ngoài, trong đó đặc biệt coi trọng cách chế biến công phu các món ăn truyền thống”.
Chính sự khác biệt tập quán vùng, miền với các giá trị văn hóa truyền thống và sự đa dạng, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách tham gia các tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ở địa phương, mà phần nhiều là khách du lịch quốc tế. Được biết, từ năm 2010 đến hết năm 2015, gia đình chị Phượng đã đón tiếp 5 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, chủ yếu là người Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan… và trên 3 nghìn lượt khách trong nước với mức thu nhập bình quân một năm 80 triệu đồng. Hiện gia đình chị đã liên kết với 41 công ty du lịch lữ hành trong nước.
Ở Mù Cang Chải, những mô hình du lịch cộng đồng homestay đã và đang được nhân rộng khi người dân cùng tham gia vào việc đón khách, phát triển du lịch. Xã La Pán Tẩn đã có gần chục hộ gia đình chuyển hướng làm kinh tế từ du lịch cộng đồng.
Ông Giàng Chứ Ly – nguyên Bí thư Đảng ủy xã hay ông Hảng Xáy Chông – Chủ tịch UBND xã là những người tiên phong đi đầu khởi xướng làm kinh tế du lịch cộng đồng với các dịch vụ homestay. Theo Bí thư Đảng ủy xã Lý Chồng Di, làm du lịch cộng đồng chính là cách tốt nhất để người dân bảo tồn, giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương; cũng là để quảng bá đất và người vùng cao Yên Bái đến khách du lịch trong nước và quốc tế; nâng cao ý thức trách nhiệm giữ rừng và bảo vệ môi trường bảo đảm cho kinh tế nông nghiệp ở địa phương phát triển bền vững.
Được biết, trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ du lịch, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng xong Đề án Bảo tồn, tôn tạo phát huy quần thể Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2025 trình UBND tỉnh Yên Bái xem xét. Riêng trong năm 2016 đã có trên 40.000 lượt du khách tới thăm quan du lịch khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, trải nghiệm dù lượn, du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch cộng đồng, qua đó kích thích phát triển mạnh mẽ hệ thống dịch vụ, tăng thu nhập cho người dân.
Du lịch là ngành mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao nên việc bảo tồn và phát huy văn hóa trong việc phát triển du lịch, bên cạnh việc huy động cộng đồng địa phương vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, cần phát huy sự tham gia của các doanh nghiệp, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá; liên kết phát triển các sản phẩm du lịch, liên kết vùng và liên kết giữa tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch... Đây là cách phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững, góp phần tích cực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo Báo Yên Bái
Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng - homestay hay du lịch sinh thái ở Yên Bái đặc biệt phát triển tại khu vực các huyện, thị miền Tây của tỉnh. Mô hình du lịch cộng đồng - homestay hay du lịch sinh thái có thể kể đến như Suối Giàng của huyện Văn Chấn; các bản làng của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ; địa danh Mù Cang Chải với bản du lịch cộng đồng ở Nậm Kim, Nậm Khắt, các hộ làm du lịch cộng đồng ở La Pán Tẩn..., gắn với đó là Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Đây đang là một trong những xu hướng du lịch ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, mà điều làm nên sức hấp dẫn du khách chính là sự khác biệt về tập quán vùng miền, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên Mường Lò - Nghĩa Lộ lại trở thành một vùng đất văn hóa nổi tiếng. Bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với sự đa dạng của 17 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những phong tục tập quán, nghi lễ riêng biệt đặc thù, có các làn điệu dân ca, dân vũ, truyền thuyết, huyền thoại, các loại nhạc cụ, trang phục dân tộc truyền thống khác nhau đã tạo nên nét văn hoá độc đáo riêng biệt của vùng đất này.
Trong đó, Nghĩa Lộ được coi là vùng đất tổ của tộc người Thái đen với những giá trị văn hóa phi vật thể phong phú đang được cấp ủy, chính quyền thị xã nỗ lực khôi phục, bảo tồn, phát huy như các làn điệu dân ca dân vũ, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, ẩm thực dân tộc...
Đặc biệt, nghệ thuật xòe Thái được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mới đây, nghệ thuật trình diễn Hạn khuống của người Thái vùng Mường Lò - thị xã Nghĩa Lộ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Du lịch đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho thị xã. Trong đó, các mô hình du lịch cộng đồng ở các xã Nghĩa An và Nghĩa Lợi đã duy trì hoạt động hiệu quả, đưa trên 58 nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến với địa phương hàng năm. Điều này đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc gắn với phát triển kinh tế từ du lịch cộng đồng.
Được biết đến là người Thái đầu tiên ở thị xã Nghĩa Lộ phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại gia đình, chị Hoàng Thị Phượng ở bản Đêu, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: "Để phát triển hiệu quả mô hình du lịch tại nhà, mình và các thành viên trong gia đình luôn ý thức giữ gìn nếp nhà truyền thống 3 thế hệ, giữ gìn kiến trúc nhà sàn, phong tục tập quán của dân tộc Thái với các vật dụng mang giá trị văn hóa đặc trưng riêng của người dân bản địa như: chăn, ga, gối, đệm… sử dụng các chất liệu thổ cẩm. Kết hợp hài hòa ẩm thực truyền thống của dân tộc với những món ăn mang phong cách hiện đại, phù hợp với khẩu vị của du khách, nhất là khách du lịch nước ngoài, trong đó đặc biệt coi trọng cách chế biến công phu các món ăn truyền thống”.
Chính sự khác biệt tập quán vùng, miền với các giá trị văn hóa truyền thống và sự đa dạng, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách tham gia các tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ở địa phương, mà phần nhiều là khách du lịch quốc tế. Được biết, từ năm 2010 đến hết năm 2015, gia đình chị Phượng đã đón tiếp 5 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, chủ yếu là người Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan… và trên 3 nghìn lượt khách trong nước với mức thu nhập bình quân một năm 80 triệu đồng. Hiện gia đình chị đã liên kết với 41 công ty du lịch lữ hành trong nước.
Ở Mù Cang Chải, những mô hình du lịch cộng đồng homestay đã và đang được nhân rộng khi người dân cùng tham gia vào việc đón khách, phát triển du lịch. Xã La Pán Tẩn đã có gần chục hộ gia đình chuyển hướng làm kinh tế từ du lịch cộng đồng.
Ông Giàng Chứ Ly – nguyên Bí thư Đảng ủy xã hay ông Hảng Xáy Chông – Chủ tịch UBND xã là những người tiên phong đi đầu khởi xướng làm kinh tế du lịch cộng đồng với các dịch vụ homestay. Theo Bí thư Đảng ủy xã Lý Chồng Di, làm du lịch cộng đồng chính là cách tốt nhất để người dân bảo tồn, giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương; cũng là để quảng bá đất và người vùng cao Yên Bái đến khách du lịch trong nước và quốc tế; nâng cao ý thức trách nhiệm giữ rừng và bảo vệ môi trường bảo đảm cho kinh tế nông nghiệp ở địa phương phát triển bền vững.
Được biết, trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ du lịch, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng xong Đề án Bảo tồn, tôn tạo phát huy quần thể Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2025 trình UBND tỉnh Yên Bái xem xét. Riêng trong năm 2016 đã có trên 40.000 lượt du khách tới thăm quan du lịch khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, trải nghiệm dù lượn, du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch cộng đồng, qua đó kích thích phát triển mạnh mẽ hệ thống dịch vụ, tăng thu nhập cho người dân.
Du lịch là ngành mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao nên việc bảo tồn và phát huy văn hóa trong việc phát triển du lịch, bên cạnh việc huy động cộng đồng địa phương vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, cần phát huy sự tham gia của các doanh nghiệp, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá; liên kết phát triển các sản phẩm du lịch, liên kết vùng và liên kết giữa tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch... Đây là cách phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững, góp phần tích cực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái.