CTTĐT - Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 đang đến gần với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc. Nhằm thông tin kịp thời đến nhân dân và du khách về công tác chuẩn bị Lễ hội và các hoạt động xung quanh Lễ hội, phóng viên Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã có cuộc trao đổi với bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải.
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải
PV: Thưa bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải. Theo quy hoạch, huyện Mù Cang Chải được định hướng là huyện du lịch tiêu biểu. Đây là cơ sở để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chiến lược phát triển du lịch và quảng bá thương hiệu Mù Cang Chải. Vậy huyện Mù Cang Chải sẽ triển khai thực hiện đồ án như thế nào để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Thực hiện Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng huyện Mù Cang Chải. Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, huyện tập trung triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định rõ ngoài nhiệm vụ về công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đảng bộ huyện đặt ra quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Đồng thời xác định du lịch là một trong 3 đột phá chiến lược cụ thể là:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân.
- Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển.
- Huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021-2025 (đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định 1858/QĐ-UBND, ngày 30/8/2021). Trong đó xác định rõ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Trọng tâm trong phát triển du lịch của huyện tập trung 5 khâu: Kết nối; Thị trường; Sản phẩm; Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng; Nhân lực du lịch.
- Về kết nối: Tăng cường kết nối về giao thông với Hà Nội, các trung tâm du lịch và đô thị như thành phố Yên Bái, Sa Pa, Mộc Châu; các trung tâm du lịch trong vùng: Tú Lệ; thị xã Nghĩa Lộ; Mộc Châu (Sơn La); Sa Pa (Lào Cai); Hồ Thác Bà; Tà Xùa (Bắc Yên).
- Về thị trường du lịch: chia ra các giai đoạn:
+ Giai đoạn 2021 - 2023: Tập trung vào phân khúc khách nội địa, khai thác các thị trường gần, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường bộ, hướng vào nguồn khách có thu nhập vừa phải, học sinh, sinh viên.
+ Giai đoạn 2024 - 2025: Mở rộng thị trường khách du lịch, hướng đến nhiều thị phần khách du lịch cao cấp và trung cấp. Đối tượng khách chính: Khách nghỉ cuối tuần chủ yếu từ thủ đô Hà Nội, các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Khách du lịch thích khám phá.
- Về sản phẩm du lịch: Phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo của Mù Cang Chải như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Du lịch lễ hội; Du lịch cộng đồng; Du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm.
+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch: Lễ hội Mùa nước đổ, lễ hội mùa vàng, Tết độc lập, festival khèn Mông, lễ hội hoa Tớ dày, khám phá văn hóa Mông, chợ phiên, lễ cúng cơm mới,…
+ Khai thác, phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch lịch sử - văn hóa; trải nghiệm Mù Cang Chải về đêm (MuCangChai By Night), các hoạt động mua sắm, vui chơi, giải trí.
+ Phát triển sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch: Du lịch trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo; Du lịch gắn với các sản phẩm OCOP; Bay ngắm cảnh Mù Cang Chải bằng máy bay trực thăng, lễ hội hoa Đỗ quyên, giải đua xe moto địa hình ATV, đua xe đạp địa hình, giải Marathon khám phá ruộng bậc thang, giải Marathon tổng hợp (bơi, chạy, đi bộ).
- Về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng:
+ Thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư các cơ sở lưu trú cao cấp, các khu nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, khu phức hợp thương mại,…
+ Nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, thương mại dịch vụ hiện có đặc biệt là các homestay.
+ Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật: bãi đỗ xe, đường giao thông, điểm ngắm cảnh, khu dịch vụ,… tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện như: Đồi mâm xôi, núi Khủng Long, Đèo Khau Phạ, …
+ Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và môi trường cho các làng du lịch cộng đồng: bản Tà Sung, Lìm Thái, Lìm Mông (xã Cao Phạ), bản Háng Phừ Loa (xã Mồ Dề), bản Hua Khắt (xã Nậm Khắt), …
- Về nguồn nhân lực du lịch: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch về số lượng và chất lượng:
+Tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch trong tương lai
+ Thu hút lao động du lịch có chất lượng.
+ Tăng cường đào tạo du lịch bằng nguồn vốn xã hội hóa.
+ Đưa giáo dục hướng nghiệp du lịch vào các trường phổ thông.
PV: Thưa bà Lương Thị Xuyến, được biết lễ hội năm nay, huyện Mù Cang Chải tổ chức bay trực thăng cho du khách để ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín. Để đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia loại hình dịch vụ trải nghiệm mới này, huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể như thế nào, thưa ông (bà)?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Đây là năm thứ 2 sản phẩm du lịch bay ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng khám phá Mù Cang Chải “Mu Cang Chai Helitour” được tổ chức triển khai tại Mù Cang Chải do UBND huyện phối hợp với công ty Trực thăng Miền Bắc triển khai thực hiện. Đây là sản phẩm du lịch mới, hướng đến phân khúc khách cao cấp, thu hút nhiều người tới Mù Cang Chải du lịch.
Để đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia loại hình dịch vụ trải nghiệm mới này, huyện đã chủ động liên hệ với Công ty Trực thăng Miền Bắc đảm để thống nhất phương án bay, đưa đón khách, thời gian tổ chức, đảm bảo về mặt pháp lý, an toàn cho du khách và các quy định của địa phương. Theo đó hoạt động ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng sẽ bắt đầu từ 20/9 đến hết 5/10/2022.
Huyện đã bố trí xe cứu thương, 02 tổ y tế thường trực cấp cứu tại khu vực thị trấn; bố trí lực lượng công an, quân đội đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, cứu nạn cứu hộ khi xảy ra sự cố, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Thành lập đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại tất cả các các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện trước, trong và sau Lễ hội đảm bảo không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Khu vực được lựa chọn làm nơi cất cánh hạ cánh là sân bê tông đội Dịch vụ công cộng, tổ 4 thị trấn Mù Cang Chải có diện tích rộng rãi, đảm bảo an toàn cho du khách và người dân.
Đối với các du khách đăng ký tham gia trải nghiệm: Sản phẩm ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng phù hợp với nhiều đối tượng, tuổi tác. Từ trẻ em đến người có tuổi, phụ nữ đều có thể bay. Tuy nhiên, du khách phải đảm bảo sức khoẻ tốt, không có tiền sử mắc các bệnh về tiền đình, tim mạch, cao huyết áp, xương khớp hay động kinh. Quy trình đăng ký và bay được Công ty Trực thăng Miền Bắc thực hiện nghiêm ngặt, trước khi bay du khách sẽ được giao lưu, chuẩn bị tâm lý. Khi bay, du khách sẽ được hướng dẫn các thao tác cơ bản để chuẩn bị bay, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách. Phí đăng ký của du khách đã bao gồm phí bảo hiểm rủi ro. Các phi công thực hiện đều là những phi công có kinh nghiệm. Để đảm bảo thuận lợi cho du khách trải nghiệm như nếu xảy ra sự cố về thiên nhiên (mưa, bão) thì các chuyến bay có thể bị hoãn hoặc hủy và chi phí đăng ký sẽ được hoàn trả lại cho du khách (trừ phí bảo hiểm).
PV: Sau một thời gian tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là sự kiện đang được người dân tỉnh Yên Bái cùng người dân trong nước và quốc tế rất quan tâm và mong chờ. Trước hết, xin bà cho biết đôi nét về Lễ hội năm nay và những điểm mới, đặc sắc nhất trong Lễ hội của địa phương?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Ngoài các hoạt động thường niên, các hoạt động Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang năm nay sẽ được tổ chức với quy mô lớn và chất lượng hơn. Các hoạt động sẽ diễn ra trong suốt thời gian tổ chức mùa du lịch tháng 9 đến hết tháng 10/2022 gắn với các hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày thành huyện Mù Cang Chải ngày (18/10/1957 - 18/10/2022). Trong đó tập trung khai thác giá trị danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang và truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông.
Năm nay, Lễ hội có 9 hoạt động chính và 10 hoạt động phụ trợ. Hoạt động chính mở màn cho Lễ hội là chào mừng Tết Độc lập (2/9/2022), đã diễn ra từ 1/9 đến 4/9 tại Sân tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải. Điểm nhấn của Lễ hội năm nay là các hoạt động:
- Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” sẽ khai mạc vào 8h ngày 25/9, khu vực hạ cánh dù lượn tại bản Lìm Mông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải. Du khách cũng mong chờ
-Hoạt động khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải bằng máy bay trực thăng khai thác bay từ 20/9 đến 5/10 tại khu vực đội dịch vụ công cộng ở tổ 4, thị trấn Mù Cang Chải.
- Đối với các vận động viên marathon, giải chạy marathon “MU CANG CHAI ULTRA TRAIL”, khai mạc vào 19h30 ngày 23/9 tại Sân tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, sẽ là một thử thách thú vị.
- Không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của Ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa lúa chín, du khách còn được tham gia các lễ hội văn hóa đặc sắc của người Mông như Lễ mừng cơm mới diễn ra vào 8h ngày 25/9 tại khu vực đồi Mâm xôi, xã La Pán Tẩn; Festival Khèn Mông năm 2022 và chương trình nghệ thuật chào mừng với chủ đề “Mù Cang Chải - Khát vọng vùng cao” từ 30/9 đến 2/10 và Lễ hội hoa Tớ Dầy với chủ đề “Sắc thắm Tớ Dầy Mù Cang Chải” từ 1/12 đến 15/12 tại sân vận động trung tâm huyện.
- Và đặc biệt trong năm 2022, Trò đánh quay truyền thống của người Mông lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Mù Cang Chải, diễn ra từ ngày 10/12 đến 1/1/2023 tại sân vận động trung tâm huyện cũng được kỳ vọng thu hút nhiều du khách tham gia.
Bên cạnh đó, huyện đã tổ chức một số hoạt động phụ trợ dành cho du khách trong khuôn khổ Lễ hội như: Triển lãm nghệ thuật “Sắc màu Mù Cang Chải” từ 1/9 đến 5/10; thi chọi Dê từ 8h ngày 10/9; trải nghiệm bằng xe địa hình ATV từ tháng 9 đến tháng 10/2022; trải nghiệm hành trình săn mây tại đỉnh Lùng Cúng và đèo Khau Phạ…
Với những hoạt động du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn trên sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của huyện Mù Cang Chải nói riêng cũng như tỉnh Yên Bái nói chung tới du khách trong nước và quốc tế. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương; đồng thời tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến “Bản sắc, an toàn, thân thiện”.
PV: Công tác chuẩn bị cho lễ hội đến nay được thực hiện như thế nào, thưa bà?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Thực hiện Kế hoạch số 152/KH - UBND ngày 11/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về tổ chức Lễ đón nhận bằng ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Khai mạc lễ hội văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Huyện Mù Cang Chải đã ban hành và triển khai số 150/KH - UBND ngày 05/8/2022 về các hoạt động Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải năm 2022 và các văn bản liên quan. Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch vào ngày 8/8/2022 do Ủy ban nhân dân huyện chủ trì. Tại hội nghị các đại biểu đã có nhiều ý kiến phát biểu bàn và đưa ra các giải pháp để tổ chức các hoạt động trong mùa du lịch năm nay.
- Về công tác tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền quảng bá, xây dựng các bài viết, quảng cáo về các hoạt động du lịch về Mù Cang Chải, đăng tin, bài, ảnh trên Trang thông tin điện tử của huyện, trang Fanpage; Facebook, báo, đài Trung ương và địa phương (Đã xây dựng được 5 phóng sự và 50 tin, bài đăng tải, phát trên hệ thống loa, Trang thông tin điện tử huyện, cộng tác báo, đài tỉnh).
- Về Tham gia Lễ đón nhận bằng ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 tại Nghĩa Lộ: Huyện đã xây dựng xong kịch bản chi tiết, lựa chọn diễn viên (60 người), chuẩn bị các nội dung cơ bản đảm bảo theo kế hoạch của tỉnh.
- Về các hoạt động diễn ra tại huyện: Đến nay, các ban, ngành đã xây dựng xong kịch bản chi tiết tổ chức các hoạt động do ngành phụ trách. Tổng hợp xong dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định, cấp kinh phí tổ chức các hoạt động Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải năm 2022. Chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, công ty phối hợp tổ chức các hoạt động Festival Dù lượn, ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng, giải chạy marathon, trải nghiệm bằng xe địa hình ATV bốn bánh … để thống nhất phương án, thời gian tổ chức, đảm bảo về mặt pháp lý, an toàn cho du khách và quy định của địa phương.
Tính đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức thành công các hoạt chào mừng Tết Độc lập (2/9/2022), đã diễn ra từ 1/9 đến 4/9 tại Sân tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, thu hút trên 27.000 lượt du khách. Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Tết độc lập năm 2022, người dân và du khách đã được tham gia các hoạt động sôi động, hấp dẫn, mang đậm bản sắc dân tộc như: Đêm nghệ thuật chào mừng Tết độc lập 2/9 và Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang với chủ đề “Vui hội Mùa Vàng”. Hoạt động Chợ phiên Mù Cang Chải - thi trang trí các gian hàng văn hoá; gồm 10 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm ocop, đặc sản và các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thổ cẩm, trang sức truyền thống, hàng lưu niệm, các gian hàng ẩm thực dân tộc Thái, Mông…; tham gia các trò chơi dân gian: ném pao, bịt mắt đập bóng, bịt mắt đánh Trống; tham gia thi đấu các môn thể thao dân tộc: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bóng đá thu hút trên 12.000 lượt vận động viên, nhân dân và du khách tham gia, hưởng ứng góp phần quảng bá, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó huyện đã triển khai tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc mầu Mù Cang Chải” với trên 100 bức ảnh về thiên nhiên, con người, văn hóa Mù Cang Chải. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm: Các điểm du lịch trải nghiệm đã chủ động đón khách tìm hiểu những giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc Thái, Mông, khám phá cảnh quan thiên nhiên, văn hóa con người Mù Cang Chải; Trải nghiệm thực hành làm các sản phẩm văn hóa vẽ hoa văn bằng sáp ong, chế tác nhạc cụ…..Các nhà hàng, nhà nghỉ, Homestay đã chủ động đón khách du lịch đồng thời đảm bảo đầy đủ các điều kiện phòng chống dịch bệnh.
Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện của các cơ quan, đơn vị theo nội dung kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Nhân dân và du khách về ý nghĩa của mùa du lịch năm nay; phối hợp tốt các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, quảng báo hình ảnh về miền đất, con người của Mù Cang chải đến với du khách trong và ngoài nước; đảm bảo công tác an ninh trật tự trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác quản lý các nhà hàng, nhà nghỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách; quản lý tốt giá cả thị trường; chuẩn bị con người, mặt hàng thiết yếu trong việc trưng bày sản phẩm của địa phương tại mùa lễ hội...
PV: Để bản sắc văn hóa là điểm nhấn thu hút du lịch, việc đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành lân cận để phát triển du lịch như thế nào thưa bà Lương Thị Xuyến?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Để bản sắc văn hóa là điểm nhấn thu hút du lịch, huyện Mù Cang Chải sẽ đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành lân cận tập trung vào các nội dung sau:
- Chủ động liên hệ, tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong tỉnh, với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch chất lượng cao, riêng có của Mù Cang Chải với tiêu chí mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn, thân thiện. Liên kết với các công ty lữ hành xây dựng, hình thành các tour, tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh.
- Tăng cường kết nối về giao thông với Hà Nội, các trung tâm du lịch và đô thị trong và ngoài tỉnh như: Tú Lệ (Văn Chấn); thị xã Nghĩa Lộ; Hồ Thác Bà (Yên Bình); trong khu vực như: Mộc Châu (Sơn La); Sa Pa (Lào Cai); Tà Xùa (Bắc Yên)…
- Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, du lịch, Hội chợ trưng bày sản phẩm tại tỉnh và trong khu vực.
PV: Trân trọng cảm ơn bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải.
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 đang đến gần với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc. Nhằm thông tin kịp thời đến nhân dân và du khách về công tác chuẩn bị Lễ hội và các hoạt động xung quanh Lễ hội, phóng viên Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã có cuộc trao đổi với bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải.
PV: Thưa bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải. Theo quy hoạch, huyện Mù Cang Chải được định hướng là huyện du lịch tiêu biểu. Đây là cơ sở để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chiến lược phát triển du lịch và quảng bá thương hiệu Mù Cang Chải. Vậy huyện Mù Cang Chải sẽ triển khai thực hiện đồ án như thế nào để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Thực hiện Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng huyện Mù Cang Chải. Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, huyện tập trung triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định rõ ngoài nhiệm vụ về công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đảng bộ huyện đặt ra quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Đồng thời xác định du lịch là một trong 3 đột phá chiến lược cụ thể là:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân.
- Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển.
- Huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021-2025 (đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định 1858/QĐ-UBND, ngày 30/8/2021). Trong đó xác định rõ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Trọng tâm trong phát triển du lịch của huyện tập trung 5 khâu: Kết nối; Thị trường; Sản phẩm; Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng; Nhân lực du lịch.
- Về kết nối: Tăng cường kết nối về giao thông với Hà Nội, các trung tâm du lịch và đô thị như thành phố Yên Bái, Sa Pa, Mộc Châu; các trung tâm du lịch trong vùng: Tú Lệ; thị xã Nghĩa Lộ; Mộc Châu (Sơn La); Sa Pa (Lào Cai); Hồ Thác Bà; Tà Xùa (Bắc Yên).
- Về thị trường du lịch: chia ra các giai đoạn:
+ Giai đoạn 2021 - 2023: Tập trung vào phân khúc khách nội địa, khai thác các thị trường gần, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường bộ, hướng vào nguồn khách có thu nhập vừa phải, học sinh, sinh viên.
+ Giai đoạn 2024 - 2025: Mở rộng thị trường khách du lịch, hướng đến nhiều thị phần khách du lịch cao cấp và trung cấp. Đối tượng khách chính: Khách nghỉ cuối tuần chủ yếu từ thủ đô Hà Nội, các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Khách du lịch thích khám phá.
- Về sản phẩm du lịch: Phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo của Mù Cang Chải như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Du lịch lễ hội; Du lịch cộng đồng; Du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm.
+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch: Lễ hội Mùa nước đổ, lễ hội mùa vàng, Tết độc lập, festival khèn Mông, lễ hội hoa Tớ dày, khám phá văn hóa Mông, chợ phiên, lễ cúng cơm mới,…
+ Khai thác, phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch lịch sử - văn hóa; trải nghiệm Mù Cang Chải về đêm (MuCangChai By Night), các hoạt động mua sắm, vui chơi, giải trí.
+ Phát triển sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch: Du lịch trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo; Du lịch gắn với các sản phẩm OCOP; Bay ngắm cảnh Mù Cang Chải bằng máy bay trực thăng, lễ hội hoa Đỗ quyên, giải đua xe moto địa hình ATV, đua xe đạp địa hình, giải Marathon khám phá ruộng bậc thang, giải Marathon tổng hợp (bơi, chạy, đi bộ).
- Về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng:
+ Thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư các cơ sở lưu trú cao cấp, các khu nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, khu phức hợp thương mại,…
+ Nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, thương mại dịch vụ hiện có đặc biệt là các homestay.
+ Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật: bãi đỗ xe, đường giao thông, điểm ngắm cảnh, khu dịch vụ,… tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện như: Đồi mâm xôi, núi Khủng Long, Đèo Khau Phạ, …
+ Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và môi trường cho các làng du lịch cộng đồng: bản Tà Sung, Lìm Thái, Lìm Mông (xã Cao Phạ), bản Háng Phừ Loa (xã Mồ Dề), bản Hua Khắt (xã Nậm Khắt), …
- Về nguồn nhân lực du lịch: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch về số lượng và chất lượng:
+Tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch trong tương lai
+ Thu hút lao động du lịch có chất lượng.
+ Tăng cường đào tạo du lịch bằng nguồn vốn xã hội hóa.
+ Đưa giáo dục hướng nghiệp du lịch vào các trường phổ thông.
PV: Thưa bà Lương Thị Xuyến, được biết lễ hội năm nay, huyện Mù Cang Chải tổ chức bay trực thăng cho du khách để ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín. Để đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia loại hình dịch vụ trải nghiệm mới này, huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể như thế nào, thưa ông (bà)?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Đây là năm thứ 2 sản phẩm du lịch bay ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng khám phá Mù Cang Chải “Mu Cang Chai Helitour” được tổ chức triển khai tại Mù Cang Chải do UBND huyện phối hợp với công ty Trực thăng Miền Bắc triển khai thực hiện. Đây là sản phẩm du lịch mới, hướng đến phân khúc khách cao cấp, thu hút nhiều người tới Mù Cang Chải du lịch.
Để đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia loại hình dịch vụ trải nghiệm mới này, huyện đã chủ động liên hệ với Công ty Trực thăng Miền Bắc đảm để thống nhất phương án bay, đưa đón khách, thời gian tổ chức, đảm bảo về mặt pháp lý, an toàn cho du khách và các quy định của địa phương. Theo đó hoạt động ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng sẽ bắt đầu từ 20/9 đến hết 5/10/2022.
Huyện đã bố trí xe cứu thương, 02 tổ y tế thường trực cấp cứu tại khu vực thị trấn; bố trí lực lượng công an, quân đội đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, cứu nạn cứu hộ khi xảy ra sự cố, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Thành lập đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại tất cả các các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện trước, trong và sau Lễ hội đảm bảo không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Khu vực được lựa chọn làm nơi cất cánh hạ cánh là sân bê tông đội Dịch vụ công cộng, tổ 4 thị trấn Mù Cang Chải có diện tích rộng rãi, đảm bảo an toàn cho du khách và người dân.
Đối với các du khách đăng ký tham gia trải nghiệm: Sản phẩm ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng phù hợp với nhiều đối tượng, tuổi tác. Từ trẻ em đến người có tuổi, phụ nữ đều có thể bay. Tuy nhiên, du khách phải đảm bảo sức khoẻ tốt, không có tiền sử mắc các bệnh về tiền đình, tim mạch, cao huyết áp, xương khớp hay động kinh. Quy trình đăng ký và bay được Công ty Trực thăng Miền Bắc thực hiện nghiêm ngặt, trước khi bay du khách sẽ được giao lưu, chuẩn bị tâm lý. Khi bay, du khách sẽ được hướng dẫn các thao tác cơ bản để chuẩn bị bay, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách. Phí đăng ký của du khách đã bao gồm phí bảo hiểm rủi ro. Các phi công thực hiện đều là những phi công có kinh nghiệm. Để đảm bảo thuận lợi cho du khách trải nghiệm như nếu xảy ra sự cố về thiên nhiên (mưa, bão) thì các chuyến bay có thể bị hoãn hoặc hủy và chi phí đăng ký sẽ được hoàn trả lại cho du khách (trừ phí bảo hiểm).
PV: Sau một thời gian tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là sự kiện đang được người dân tỉnh Yên Bái cùng người dân trong nước và quốc tế rất quan tâm và mong chờ. Trước hết, xin bà cho biết đôi nét về Lễ hội năm nay và những điểm mới, đặc sắc nhất trong Lễ hội của địa phương?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Ngoài các hoạt động thường niên, các hoạt động Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang năm nay sẽ được tổ chức với quy mô lớn và chất lượng hơn. Các hoạt động sẽ diễn ra trong suốt thời gian tổ chức mùa du lịch tháng 9 đến hết tháng 10/2022 gắn với các hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày thành huyện Mù Cang Chải ngày (18/10/1957 - 18/10/2022). Trong đó tập trung khai thác giá trị danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang và truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông.
Năm nay, Lễ hội có 9 hoạt động chính và 10 hoạt động phụ trợ. Hoạt động chính mở màn cho Lễ hội là chào mừng Tết Độc lập (2/9/2022), đã diễn ra từ 1/9 đến 4/9 tại Sân tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải. Điểm nhấn của Lễ hội năm nay là các hoạt động:
- Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” sẽ khai mạc vào 8h ngày 25/9, khu vực hạ cánh dù lượn tại bản Lìm Mông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải. Du khách cũng mong chờ
-Hoạt động khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải bằng máy bay trực thăng khai thác bay từ 20/9 đến 5/10 tại khu vực đội dịch vụ công cộng ở tổ 4, thị trấn Mù Cang Chải.
- Đối với các vận động viên marathon, giải chạy marathon “MU CANG CHAI ULTRA TRAIL”, khai mạc vào 19h30 ngày 23/9 tại Sân tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, sẽ là một thử thách thú vị.
- Không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của Ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa lúa chín, du khách còn được tham gia các lễ hội văn hóa đặc sắc của người Mông như Lễ mừng cơm mới diễn ra vào 8h ngày 25/9 tại khu vực đồi Mâm xôi, xã La Pán Tẩn; Festival Khèn Mông năm 2022 và chương trình nghệ thuật chào mừng với chủ đề “Mù Cang Chải - Khát vọng vùng cao” từ 30/9 đến 2/10 và Lễ hội hoa Tớ Dầy với chủ đề “Sắc thắm Tớ Dầy Mù Cang Chải” từ 1/12 đến 15/12 tại sân vận động trung tâm huyện.
- Và đặc biệt trong năm 2022, Trò đánh quay truyền thống của người Mông lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Mù Cang Chải, diễn ra từ ngày 10/12 đến 1/1/2023 tại sân vận động trung tâm huyện cũng được kỳ vọng thu hút nhiều du khách tham gia.
Bên cạnh đó, huyện đã tổ chức một số hoạt động phụ trợ dành cho du khách trong khuôn khổ Lễ hội như: Triển lãm nghệ thuật “Sắc màu Mù Cang Chải” từ 1/9 đến 5/10; thi chọi Dê từ 8h ngày 10/9; trải nghiệm bằng xe địa hình ATV từ tháng 9 đến tháng 10/2022; trải nghiệm hành trình săn mây tại đỉnh Lùng Cúng và đèo Khau Phạ…
Với những hoạt động du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn trên sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của huyện Mù Cang Chải nói riêng cũng như tỉnh Yên Bái nói chung tới du khách trong nước và quốc tế. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương; đồng thời tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến “Bản sắc, an toàn, thân thiện”.
PV: Công tác chuẩn bị cho lễ hội đến nay được thực hiện như thế nào, thưa bà?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Thực hiện Kế hoạch số 152/KH - UBND ngày 11/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về tổ chức Lễ đón nhận bằng ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Khai mạc lễ hội văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Huyện Mù Cang Chải đã ban hành và triển khai số 150/KH - UBND ngày 05/8/2022 về các hoạt động Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải năm 2022 và các văn bản liên quan. Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch vào ngày 8/8/2022 do Ủy ban nhân dân huyện chủ trì. Tại hội nghị các đại biểu đã có nhiều ý kiến phát biểu bàn và đưa ra các giải pháp để tổ chức các hoạt động trong mùa du lịch năm nay.
- Về công tác tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền quảng bá, xây dựng các bài viết, quảng cáo về các hoạt động du lịch về Mù Cang Chải, đăng tin, bài, ảnh trên Trang thông tin điện tử của huyện, trang Fanpage; Facebook, báo, đài Trung ương và địa phương (Đã xây dựng được 5 phóng sự và 50 tin, bài đăng tải, phát trên hệ thống loa, Trang thông tin điện tử huyện, cộng tác báo, đài tỉnh).
- Về Tham gia Lễ đón nhận bằng ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 tại Nghĩa Lộ: Huyện đã xây dựng xong kịch bản chi tiết, lựa chọn diễn viên (60 người), chuẩn bị các nội dung cơ bản đảm bảo theo kế hoạch của tỉnh.
- Về các hoạt động diễn ra tại huyện: Đến nay, các ban, ngành đã xây dựng xong kịch bản chi tiết tổ chức các hoạt động do ngành phụ trách. Tổng hợp xong dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định, cấp kinh phí tổ chức các hoạt động Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải năm 2022. Chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, công ty phối hợp tổ chức các hoạt động Festival Dù lượn, ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng, giải chạy marathon, trải nghiệm bằng xe địa hình ATV bốn bánh … để thống nhất phương án, thời gian tổ chức, đảm bảo về mặt pháp lý, an toàn cho du khách và quy định của địa phương.
Tính đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức thành công các hoạt chào mừng Tết Độc lập (2/9/2022), đã diễn ra từ 1/9 đến 4/9 tại Sân tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, thu hút trên 27.000 lượt du khách. Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Tết độc lập năm 2022, người dân và du khách đã được tham gia các hoạt động sôi động, hấp dẫn, mang đậm bản sắc dân tộc như: Đêm nghệ thuật chào mừng Tết độc lập 2/9 và Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang với chủ đề “Vui hội Mùa Vàng”. Hoạt động Chợ phiên Mù Cang Chải - thi trang trí các gian hàng văn hoá; gồm 10 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm ocop, đặc sản và các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thổ cẩm, trang sức truyền thống, hàng lưu niệm, các gian hàng ẩm thực dân tộc Thái, Mông…; tham gia các trò chơi dân gian: ném pao, bịt mắt đập bóng, bịt mắt đánh Trống; tham gia thi đấu các môn thể thao dân tộc: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bóng đá thu hút trên 12.000 lượt vận động viên, nhân dân và du khách tham gia, hưởng ứng góp phần quảng bá, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó huyện đã triển khai tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc mầu Mù Cang Chải” với trên 100 bức ảnh về thiên nhiên, con người, văn hóa Mù Cang Chải. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm: Các điểm du lịch trải nghiệm đã chủ động đón khách tìm hiểu những giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc Thái, Mông, khám phá cảnh quan thiên nhiên, văn hóa con người Mù Cang Chải; Trải nghiệm thực hành làm các sản phẩm văn hóa vẽ hoa văn bằng sáp ong, chế tác nhạc cụ…..Các nhà hàng, nhà nghỉ, Homestay đã chủ động đón khách du lịch đồng thời đảm bảo đầy đủ các điều kiện phòng chống dịch bệnh.
Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện của các cơ quan, đơn vị theo nội dung kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Nhân dân và du khách về ý nghĩa của mùa du lịch năm nay; phối hợp tốt các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, quảng báo hình ảnh về miền đất, con người của Mù Cang chải đến với du khách trong và ngoài nước; đảm bảo công tác an ninh trật tự trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác quản lý các nhà hàng, nhà nghỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách; quản lý tốt giá cả thị trường; chuẩn bị con người, mặt hàng thiết yếu trong việc trưng bày sản phẩm của địa phương tại mùa lễ hội...
PV: Để bản sắc văn hóa là điểm nhấn thu hút du lịch, việc đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành lân cận để phát triển du lịch như thế nào thưa bà Lương Thị Xuyến?
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: Để bản sắc văn hóa là điểm nhấn thu hút du lịch, huyện Mù Cang Chải sẽ đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành lân cận tập trung vào các nội dung sau:
- Chủ động liên hệ, tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong tỉnh, với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch chất lượng cao, riêng có của Mù Cang Chải với tiêu chí mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn, thân thiện. Liên kết với các công ty lữ hành xây dựng, hình thành các tour, tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh.
- Tăng cường kết nối về giao thông với Hà Nội, các trung tâm du lịch và đô thị trong và ngoài tỉnh như: Tú Lệ (Văn Chấn); thị xã Nghĩa Lộ; Hồ Thác Bà (Yên Bình); trong khu vực như: Mộc Châu (Sơn La); Sa Pa (Lào Cai); Tà Xùa (Bắc Yên)…
- Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, du lịch, Hội chợ trưng bày sản phẩm tại tỉnh và trong khu vực.
PV: Trân trọng cảm ơn bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải.