Mỗi dịp lễ hội dù lượn diễn ra tại Khau Pha, bà con dân tộc người Mông, người Thái làm homestay, chạy xe ôm chở khách, bày bán sản vật địa phương... tại xã Cao Phạ lại bận rộn phục vụ khách du lịch.
Du khách tới Cao Phạ kết hợp tham gia dù lượn và trải nghiệm văn hóa bản địa
Đèo Khau Phạ nằm ở giáp ranh giữa huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Đây là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam nổi tiếng bởi sự hiểm trở. Với độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển, quanh năm con đèo bao phủ trong màn sương mờ ảo.
Vài năm trở lại đây, Mù Cang Chải tập trung phát triển sản phẩm du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm - bay dù lượn vào hai mùa trong năm (mùa nước đổ và mùa vàng) tại đèo Khau Phạ. Nhờ đó, cứ vào thời điểm này, những bà con dân tộc người Mông, người Thái làm homestay, chạy xe ôm chở khách, bày bán sản vật địa phương... tại xã Cao Phạ lại bận rộn phục vụ khách du lịch.
Mỗi dịp lễ hội dù lượn diễn ra tại Khau Pha, những tài xế xe ôm người Mông, Thái tại xã Cao Phạ tất bật đưa đón phi công, du khách từ bãi đáp trở lại đỉnh đèo Khau Phạ. Ngày thường mỗi tài xế xe ôm chạy 5, 6 chuyến, ngày cuối tuần từ 10 đến 12 lượt với giá 70 nghìn đồng/chuyến cho du khách và 80 nghìn đồng đối với phi công do phải chở thêm dù lượn.
Nhờ du lịch khởi sắc, xã Cao Phạ - một thung lũng nằm dưới chân đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải, Yên Bái) đã "thay da đổi thịt".
Hiện xã Cao Phạ có 1.110 hộ với 5.949 khẩu, người Mông chiếm 74,1%, người Thái chiếm 23,8%, còn lại là các dân tộc khác (2,1%). Năm 2020, số hộ nghèo toàn xã là 446 hộ, chiếm 48,18%; hộ cận nghèo 333 hộ, chiếm 30,44%. Trước đây, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, quanh năm vất vả nhưng không đủ ăn.
Những năm gần đây, nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch, chính quyền địa phương, tổ chức phi chính phủ Khau Pha Friends đã bắt đầu vận động người dân tại các bản nằm trong thung lũng phát triển du lịch. Người dân được hỗ trợ tài chính để tu sửa nhà, cải tạo môi trường sống. Nhiều kiến trúc sư đã tới đây giúp bà con cải tạo nhà truyền thống thành các homestay đón khách du lịch. Bà con người Mông, người Thái tại địa phương được học các lớp đào tạo kĩ năng đón khách, làm du lịch, học ngoại ngữ cơ bản...
Anh Lù Văn Quyết, chủ một homestay tại Cao Phạ cho biết: Từ khi làm du lịch, cuộc sống của gia đình ổn định, phát triển hơn rất nhiều so với trồng lúa, trồng ngô hay làm thuê. Trong mùa hè 2022, đến hết tháng 10, gia đình đón khoảng 300 du khách, mang lại thu nhập tốt. Trung bình, chi phí của một vị khách tới homestay là 150.000 đồng/người/đêm.
Hiện nay trên toàn xã Cao Phạ đã có 16 homestay đang hoạt động và luôn kín khách mỗi dịp lễ hội dù lượn diễn ra.
Anh Đặng Văn Mỹ - huấn luyện viên bay dù lượn của Mebayluon Paragliding, trưởng ban tổ chức Fetival Dù lượn Mù Cang Chải 2022 cho biết, đỉnh Khau Phạ là một trong những nơi lý tưởng để bay dù lượn và chắc chắn sẽ còn phát triển trong những năm tới.
Sau khi trải nghiệm môn thể thao này, du khách kết hợp khám phá những nét văn hóa truyền thống, ẩm thực, nghề thủ công của người Mông, người Thái tại Cao Phạ, góp phần phát triển du lịch địa phương, tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con dân tộc Mông, Thái.
Mù Cang Chải được biết đến là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Yên Bái, tuy nhiên với tiềm năng và rất nhiều lợi thế phát triển du lịch, Mù Cang Chải đang nhận được nhiều quan tâm và kỳ vọng phát triển, trở thành trung tâm du lịch lớn của vùng núi phía Bắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp người dân thoát nghèo. Với quyết tâm xây dựng thành huyện du lịch - là điểm đến "Bản sắc, An toàn, Thân thiện", Mù Cang Chải phấn đấu đến năm 2025 cơ bản sẽ không còn là huyện nghèo.
(Theo Dân trí)
Mỗi dịp lễ hội dù lượn diễn ra tại Khau Pha, bà con dân tộc người Mông, người Thái làm homestay, chạy xe ôm chở khách, bày bán sản vật địa phương... tại xã Cao Phạ lại bận rộn phục vụ khách du lịch.Đèo Khau Phạ nằm ở giáp ranh giữa huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Đây là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam nổi tiếng bởi sự hiểm trở. Với độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển, quanh năm con đèo bao phủ trong màn sương mờ ảo.
Vài năm trở lại đây, Mù Cang Chải tập trung phát triển sản phẩm du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm - bay dù lượn vào hai mùa trong năm (mùa nước đổ và mùa vàng) tại đèo Khau Phạ. Nhờ đó, cứ vào thời điểm này, những bà con dân tộc người Mông, người Thái làm homestay, chạy xe ôm chở khách, bày bán sản vật địa phương... tại xã Cao Phạ lại bận rộn phục vụ khách du lịch.
Mỗi dịp lễ hội dù lượn diễn ra tại Khau Pha, những tài xế xe ôm người Mông, Thái tại xã Cao Phạ tất bật đưa đón phi công, du khách từ bãi đáp trở lại đỉnh đèo Khau Phạ. Ngày thường mỗi tài xế xe ôm chạy 5, 6 chuyến, ngày cuối tuần từ 10 đến 12 lượt với giá 70 nghìn đồng/chuyến cho du khách và 80 nghìn đồng đối với phi công do phải chở thêm dù lượn.
Nhờ du lịch khởi sắc, xã Cao Phạ - một thung lũng nằm dưới chân đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải, Yên Bái) đã "thay da đổi thịt".
Hiện xã Cao Phạ có 1.110 hộ với 5.949 khẩu, người Mông chiếm 74,1%, người Thái chiếm 23,8%, còn lại là các dân tộc khác (2,1%). Năm 2020, số hộ nghèo toàn xã là 446 hộ, chiếm 48,18%; hộ cận nghèo 333 hộ, chiếm 30,44%. Trước đây, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, quanh năm vất vả nhưng không đủ ăn.
Những năm gần đây, nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch, chính quyền địa phương, tổ chức phi chính phủ Khau Pha Friends đã bắt đầu vận động người dân tại các bản nằm trong thung lũng phát triển du lịch. Người dân được hỗ trợ tài chính để tu sửa nhà, cải tạo môi trường sống. Nhiều kiến trúc sư đã tới đây giúp bà con cải tạo nhà truyền thống thành các homestay đón khách du lịch. Bà con người Mông, người Thái tại địa phương được học các lớp đào tạo kĩ năng đón khách, làm du lịch, học ngoại ngữ cơ bản...
Anh Lù Văn Quyết, chủ một homestay tại Cao Phạ cho biết: Từ khi làm du lịch, cuộc sống của gia đình ổn định, phát triển hơn rất nhiều so với trồng lúa, trồng ngô hay làm thuê. Trong mùa hè 2022, đến hết tháng 10, gia đình đón khoảng 300 du khách, mang lại thu nhập tốt. Trung bình, chi phí của một vị khách tới homestay là 150.000 đồng/người/đêm.
Hiện nay trên toàn xã Cao Phạ đã có 16 homestay đang hoạt động và luôn kín khách mỗi dịp lễ hội dù lượn diễn ra.
Anh Đặng Văn Mỹ - huấn luyện viên bay dù lượn của Mebayluon Paragliding, trưởng ban tổ chức Fetival Dù lượn Mù Cang Chải 2022 cho biết, đỉnh Khau Phạ là một trong những nơi lý tưởng để bay dù lượn và chắc chắn sẽ còn phát triển trong những năm tới.
Sau khi trải nghiệm môn thể thao này, du khách kết hợp khám phá những nét văn hóa truyền thống, ẩm thực, nghề thủ công của người Mông, người Thái tại Cao Phạ, góp phần phát triển du lịch địa phương, tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con dân tộc Mông, Thái.
Mù Cang Chải được biết đến là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Yên Bái, tuy nhiên với tiềm năng và rất nhiều lợi thế phát triển du lịch, Mù Cang Chải đang nhận được nhiều quan tâm và kỳ vọng phát triển, trở thành trung tâm du lịch lớn của vùng núi phía Bắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp người dân thoát nghèo. Với quyết tâm xây dựng thành huyện du lịch - là điểm đến "Bản sắc, An toàn, Thân thiện", Mù Cang Chải phấn đấu đến năm 2025 cơ bản sẽ không còn là huyện nghèo.
(Theo Dân trí)