Xác định phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Yên Bình đã và đang nỗ lực phát huy tiềm năng thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa các dân tộc để phát triển các loại hình du lịch, từng bước đưa ngành du lịch phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh Yên Bái cũng như quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Lãnh đạo Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và lãnh đạo huyện tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm du lịch của Yên Bình
Phát huy tiềm năng sẵn có
Yên Bình sở hữu hồ thủy điện Thác Bà, là 1 trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, được ví như "vịnh Hạ Long trên núi” với diện tích gần 16.000 ha mặt nước cùng hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ và hệ thống hang động đẹp. Những đặc thù địa hình sinh thái đó đã tạo nên vùng tiểu khí hậu mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Huyện có 5 dân tộc sinh sống tại 24 xã, thị trấn, hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cùng những phong tục, tập quán truyền thống đa dạng, độc đáo và hấp dẫn. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với du lịch trải nghiệm và du lịch tâm linh.
Chị Lý Thị Sam Sung - Tổ trưởng Tổ hợp tác Du lịch cộng đồng xã Vũ Linh chia sẻ: "Phát huy lợi thế của địa phương, các thành viên Tổ hợp tác đã xây dựng các homestay mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời chọn lựa những món ăn phù hợp để thu hút du khách”.
Hiện, Yên Bình có 21 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh. Với nhiều lễ hội lớn diễn ra trong năm, là nơi hội tụ, giao thoa mọi hình thái văn hoá dân gian, nơi lưu giữ nhiều phong tục tập quán tốt đẹp tiêu biểu.
Huyện cũng đã phát triển được 9 cơ sở, công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, 58 cơ sở lưu trú, trong đó phần lớn đang được khai thác theo mô hình du lịch cộng đồng, mô hình trải nghiệm du lịch vườn sinh thái, như: làng du lịch sinh thái Ngòi Tu, xã Vũ Linh; Đồng Tý, xã Phúc An; Khu du lịch Bảo Ngọc, xã Ngọc Chấn; Làng du lịch An Bình, xã Tân Hương...
Các địa phương cũng đã thành lập được 37 Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Để du lịch ngày càng phát triển bền vững, huyện cũng đã phối hợp tổ chức 5 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng cho các hộ gia đình làm du lịch, tổ chức các chương trình tham quan học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng tại các huyện bạn, tỉnh bạn.
Mới đây, sản phẩm du lịch trải nghiệm nghệ thuật trình diễn "Khảm Hải” của dân tộc Tày, xã Xuân Lai được ra mắt. Đây là sản phẩm văn hóa đặc sắc của địa phương được Nghệ nhân ưu tú Hoàng Tương Lai phục dựng. Năm 2023, được sự hỗ trợ từ Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh, huyện Yên Bình đã chỉ đạo các xã: Yên Thành, Tân Hương, Xuân Lai mở các lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn văn hóa phi vật thể dân gian dân tộc Tày, Dao, Cao Lan cho người dân địa phương, nhằm lưu giữ mạch nguồn văn hóa dân tộc, vừa phục vụ phát triển du lịch.
Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch
Bên cạnh các giải pháp tăng cường giới thiệu về vùng đất, con người Yên Bình đến với du khách trong và ngoài nước, kích cầu du lịch, thời gian qua, huyện Yên Bình còn xây dựng các hoạt động xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh quảng bá về du lịch. Huyện đã tổ chức thành công các sự kiện như: Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đền Thác Bà; Ngày hội Văn hóa thể thao "Âm vang hồ Thác Bà”, Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và Trình diễn trang phục các dân tộc, con đường Sắc màu văn hóa, triển lãm ảnh nghệ thuật, thi ẩm thực, các hoạt động thể thao, trò chơi dưới nước và các hội chợ xúc tiến du lịch. Huyện cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để quảng bá, tuyên truyền các điểm đến với du khách.
Ông Vũ Tuấn Mạnh - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Bình cho biết: "Huyện đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số từ năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm tạo bước đột phá, thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo và điều hành trong ngành du lịch, tạo môi trường cung cấp dịch vụ thông minh, có tương tác tích cực để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch”.
Hiện, hầu hết các doanh nghiệp lữ hành, du lịch trên địa bàn huyện đều lựa chọn áp dụng CNTT với những tính năng hiện đại, vừa quảng bá rộng rãi được thông tin đến du khách, vừa tiết kiệm được thời gian, đồng thời tối ưu hóa được hiệu suất làm việc.
Bà Nguyễn Hương Giang - du khách Hà Nội chia sẻ: "Dịp nghỉ lễ 2/9, mình và nhóm bạn có nhu cầu đi du lịch ở Làng du lịch An Bình, xã Tân Hương, huyện Yên Bình nên đã tìm Fanpage anbinhvillage.com để tìm hiểu thông tin. Theo đó, mình đã được tư vấn rất chi tiết, đội ngũ hướng dẫn viên đã chủ động lên chương trình cho nhóm mình tận tình, chu đáo từ đặt phòng, điểm vui chơi đến ẩm thực. Mình rất hài lòng!”.
Đáng mừng, tháng 5 vừa qua, huyện Yên Bình và Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 - 2025.
Ông Hoàng Quốc Hòa - Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết: Huyện Yên Bình đã triển khai áp dụng các nền tảng số tầm quốc gia của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; đẩy mạnh số hóa điểm đến và tích hợp dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; triển khai áp dụng hệ thống vé điện tử, hệ thống thuyết minh đa phương tiện tại các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn huyện; tăng cường truyền thông, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện trên các nền tảng số".
"Cùng đó là triển khai quảng bá trên Website du lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam để tiếp cận với lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế. Trung tâm Thông tin du lịch cũng luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ huyện Yên Bình trong quá trình triển khai CĐS và quảng bá du lịch” - ông Hòa nói.
Những tín hiệu vui
Thông qua phát triển du lịch, huyện Yên Bình đã, đang khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa địa phương phục vụ khách du lịch, nhất là áp dụng các nền tảng số trong phát triển du lịch.
Qua đó góp phần đưa du lịch Yên Bình tăng trưởng mạnh cả số lượng khách tham quan và doanh thu. Lượng khách du lịch trong 8 tháng năm 2023 đã đạt 94,4% kế hoạch cả năm; doanh thu du lịch đạt 91,5% kế hoạch năm.
Vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tổng lượng khách đạt 11.850 lượt, trong đó khách quốc tế trên 1.300 lượt; công suất sử dụng buồng, phòng đạt trên 90%; doanh thu đạt 10,5 tỷ đồng. Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Yên Bình đã đón gần 11 nghìn lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng với gần 1.200 lượt khách quốc tế; doanh thu đạt trên 8,3 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình: Hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài, đưa du lịch Yên Bình trở thành điểm đến mang tầm cỡ khu vực và quốc gia, huyện tập trung duy trì các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa, du lịch tâm linh, du lịch ẩm thực các dân tộc, du lịch trải nghiệm sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng; tiếp tục phối hợp, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghề du lịch...
Với sự nỗ lực, quyết tâm cao, huyện Yên Bình đã và đang tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có thương hiệu và trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn, xứng tầm là 1 trong 3 vùng văn hóa đặc sắc của tỉnh Yên Bái, gắn liền với tổng thể Di tích quốc gia hồ Thác Bà.
Theo Báo Yên Bái
Xác định phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Yên Bình đã và đang nỗ lực phát huy tiềm năng thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa các dân tộc để phát triển các loại hình du lịch, từng bước đưa ngành du lịch phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh Yên Bái cũng như quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.Phát huy tiềm năng sẵn có
Yên Bình sở hữu hồ thủy điện Thác Bà, là 1 trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, được ví như "vịnh Hạ Long trên núi” với diện tích gần 16.000 ha mặt nước cùng hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ và hệ thống hang động đẹp. Những đặc thù địa hình sinh thái đó đã tạo nên vùng tiểu khí hậu mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Huyện có 5 dân tộc sinh sống tại 24 xã, thị trấn, hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cùng những phong tục, tập quán truyền thống đa dạng, độc đáo và hấp dẫn. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với du lịch trải nghiệm và du lịch tâm linh.
Chị Lý Thị Sam Sung - Tổ trưởng Tổ hợp tác Du lịch cộng đồng xã Vũ Linh chia sẻ: "Phát huy lợi thế của địa phương, các thành viên Tổ hợp tác đã xây dựng các homestay mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời chọn lựa những món ăn phù hợp để thu hút du khách”.
Hiện, Yên Bình có 21 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh. Với nhiều lễ hội lớn diễn ra trong năm, là nơi hội tụ, giao thoa mọi hình thái văn hoá dân gian, nơi lưu giữ nhiều phong tục tập quán tốt đẹp tiêu biểu.
Huyện cũng đã phát triển được 9 cơ sở, công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, 58 cơ sở lưu trú, trong đó phần lớn đang được khai thác theo mô hình du lịch cộng đồng, mô hình trải nghiệm du lịch vườn sinh thái, như: làng du lịch sinh thái Ngòi Tu, xã Vũ Linh; Đồng Tý, xã Phúc An; Khu du lịch Bảo Ngọc, xã Ngọc Chấn; Làng du lịch An Bình, xã Tân Hương...
Các địa phương cũng đã thành lập được 37 Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Để du lịch ngày càng phát triển bền vững, huyện cũng đã phối hợp tổ chức 5 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng cho các hộ gia đình làm du lịch, tổ chức các chương trình tham quan học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng tại các huyện bạn, tỉnh bạn.
Mới đây, sản phẩm du lịch trải nghiệm nghệ thuật trình diễn "Khảm Hải” của dân tộc Tày, xã Xuân Lai được ra mắt. Đây là sản phẩm văn hóa đặc sắc của địa phương được Nghệ nhân ưu tú Hoàng Tương Lai phục dựng. Năm 2023, được sự hỗ trợ từ Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh, huyện Yên Bình đã chỉ đạo các xã: Yên Thành, Tân Hương, Xuân Lai mở các lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn văn hóa phi vật thể dân gian dân tộc Tày, Dao, Cao Lan cho người dân địa phương, nhằm lưu giữ mạch nguồn văn hóa dân tộc, vừa phục vụ phát triển du lịch.
Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch
Bên cạnh các giải pháp tăng cường giới thiệu về vùng đất, con người Yên Bình đến với du khách trong và ngoài nước, kích cầu du lịch, thời gian qua, huyện Yên Bình còn xây dựng các hoạt động xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh quảng bá về du lịch. Huyện đã tổ chức thành công các sự kiện như: Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đền Thác Bà; Ngày hội Văn hóa thể thao "Âm vang hồ Thác Bà”, Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và Trình diễn trang phục các dân tộc, con đường Sắc màu văn hóa, triển lãm ảnh nghệ thuật, thi ẩm thực, các hoạt động thể thao, trò chơi dưới nước và các hội chợ xúc tiến du lịch. Huyện cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để quảng bá, tuyên truyền các điểm đến với du khách.
Ông Vũ Tuấn Mạnh - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Bình cho biết: "Huyện đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số từ năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm tạo bước đột phá, thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo và điều hành trong ngành du lịch, tạo môi trường cung cấp dịch vụ thông minh, có tương tác tích cực để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch”.
Hiện, hầu hết các doanh nghiệp lữ hành, du lịch trên địa bàn huyện đều lựa chọn áp dụng CNTT với những tính năng hiện đại, vừa quảng bá rộng rãi được thông tin đến du khách, vừa tiết kiệm được thời gian, đồng thời tối ưu hóa được hiệu suất làm việc.
Bà Nguyễn Hương Giang - du khách Hà Nội chia sẻ: "Dịp nghỉ lễ 2/9, mình và nhóm bạn có nhu cầu đi du lịch ở Làng du lịch An Bình, xã Tân Hương, huyện Yên Bình nên đã tìm Fanpage anbinhvillage.com để tìm hiểu thông tin. Theo đó, mình đã được tư vấn rất chi tiết, đội ngũ hướng dẫn viên đã chủ động lên chương trình cho nhóm mình tận tình, chu đáo từ đặt phòng, điểm vui chơi đến ẩm thực. Mình rất hài lòng!”.
Đáng mừng, tháng 5 vừa qua, huyện Yên Bình và Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 - 2025.
Ông Hoàng Quốc Hòa - Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết: Huyện Yên Bình đã triển khai áp dụng các nền tảng số tầm quốc gia của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; đẩy mạnh số hóa điểm đến và tích hợp dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; triển khai áp dụng hệ thống vé điện tử, hệ thống thuyết minh đa phương tiện tại các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn huyện; tăng cường truyền thông, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện trên các nền tảng số".
"Cùng đó là triển khai quảng bá trên Website du lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam để tiếp cận với lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế. Trung tâm Thông tin du lịch cũng luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ huyện Yên Bình trong quá trình triển khai CĐS và quảng bá du lịch” - ông Hòa nói.
Những tín hiệu vui
Thông qua phát triển du lịch, huyện Yên Bình đã, đang khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa địa phương phục vụ khách du lịch, nhất là áp dụng các nền tảng số trong phát triển du lịch.
Qua đó góp phần đưa du lịch Yên Bình tăng trưởng mạnh cả số lượng khách tham quan và doanh thu. Lượng khách du lịch trong 8 tháng năm 2023 đã đạt 94,4% kế hoạch cả năm; doanh thu du lịch đạt 91,5% kế hoạch năm.
Vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tổng lượng khách đạt 11.850 lượt, trong đó khách quốc tế trên 1.300 lượt; công suất sử dụng buồng, phòng đạt trên 90%; doanh thu đạt 10,5 tỷ đồng. Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Yên Bình đã đón gần 11 nghìn lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng với gần 1.200 lượt khách quốc tế; doanh thu đạt trên 8,3 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình: Hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài, đưa du lịch Yên Bình trở thành điểm đến mang tầm cỡ khu vực và quốc gia, huyện tập trung duy trì các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa, du lịch tâm linh, du lịch ẩm thực các dân tộc, du lịch trải nghiệm sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng; tiếp tục phối hợp, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghề du lịch...
Với sự nỗ lực, quyết tâm cao, huyện Yên Bình đã và đang tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có thương hiệu và trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn, xứng tầm là 1 trong 3 vùng văn hóa đặc sắc của tỉnh Yên Bái, gắn liền với tổng thể Di tích quốc gia hồ Thác Bà.