CTTĐT - Tối 22/9, UBND huyện Văn Chấn long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn lần thứ Nhất, năm 2023.
Tiết mục trong chương trình nghệ thuật
Dự Lễ hội, về phía Trung ương có đồng chí Tòng Thị Phóng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thúy Anh - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh. Dự Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn lần thứ Nhất, năm 2023 còn có lãnh đạo tỉnh Hải Dương và tỉnh Sơn La.
Phát biểu Khai mạc Lễ hội, đồng chí Đặng Duy Hiển - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết Lễ hội là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn. Đây cũng là giải pháp để cụ thể hóa chủ trương, định hướng phát triển du lịch của tỉnh Yên Bái trên địa bàn huyện Văn Chấn.
Thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái về “Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025″, Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Văn Chấn đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, gắn với phát triển du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong phát triển du lịch. Trong đó, việc tổ chức Lễ hội Trà Shan tuyết là một giải pháp để cụ thể hóa chủ trương, định hướng phát triển du lịch của Tỉnh ủy trên địa bàn huyện Văn Chấn.
Với lợi thế vùng trà Shan tuyết mọc tự nhiên trên khắp vùng núi cao, quanh năm mây phủ, từ Suối Giàng, Suối Quyền, An Lương, Nậm Mười đến Sùng Đô - Giàng Pằng, Làng Mảnh với diện tích trên ngàn ha, hàng trăm cây chè Shan tuyết cổ thụ đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản. Bằng sức sống mãnh liệt, khí chất tự nhiên, cây chè Shan tuyết đã gắn bó với bao thế hệ đồng bào các dân tộc, hòa chung nhịp sống của đồng bào, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống mỗi hộ gia đình vùng cao Văn Chấn. Qua thời gian, những phẩm trà Shan tuyết do người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã nơi đây chế biến đã khẳng định được thương hiệu, đa dạng sản phẩm, chất lượng hữu cơ; phân phối rộng rãi thị trường trong nước và được xuất khẩu sang các thị trường Châu Á và Châu Âu; trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Văn Chấn. Văn Chấn nói chung và Suối Giàng nói riêng ngày càng được biết đến như một vùng đất của thương hiệu trà Shan tuyết thượng hạng, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách với khí hậu trong lành, phong cảnh tuyệt đẹp và những bản làng ẩn khuất dưới tán chè cổ thụ trong mây.
Đại biểu, nhân dân và du khách tham dự Lễ hội
Tại Lễ khai mạc, đại biểu, người dân và du khách đã được đón xem chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Tinh hoa giữa ngàn mây” gồm 3 chương ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Văn Chấn gắn với trà Shan tuyết, bản sắc độc đáo riêng có của các dân tộc nơi đây; những tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong đó, Chương 1 “Về miền Shan tuyết” của chương trình nghệ thuật gồm các ca khúc hát và múa: Khát vọng xanh; Anh về cùng em; Cây Chè Suối Giàng… giới thiệu về miền quê Văn Chấn với đất và người từ thuở sơ khai, miền đất từ xa xưa đã gắn với trà Shan cổ thụ. Một loại trà được hun đúc từ linh khí của đất và trời, những bàn tay chuyên cần của đồng bào Mông cũng như các dân tộc khác quần cư nơi đây, tạo nên tinh hoa ẩm thực của núi rừng Tây Bắc nói chung và Văn Chấn nói riêng.
Chương 2 “Sắc màu hội tụ” với các ca khúc, điệu múa như: Về Yên Bái múa điệu xòe hòa; Mừng mưa rơi… và hoạt cảnh được thể hiện thông qua những màn đối đáp, ứng khẩu của Nghệ sỹ ưu tú Đỗ Kỷ và Nghệ sỹ Quang Thắng cùng 20 diễn viên quần chúng dân tộc Mông sau một buổi đi hái chè trở về đã làm tôn lên nét đẹp văn hoá của đồng bào Mông Suối Giàng gắn với cây trà Shan tuyết. Đồng thời đặc tả về nội dung Trà Shan với các vùng trồng và chế biến trà Shan tuyết trên trên quê hương Văn Chấn, làm nổi bật bản sắc văn hoá của đồng bào Mông và một số dân tộc quần cư gắn với Di sản trà Shan tuyết cổ thụ xã Suối Giàng.
Chương 3 “Tinh hoa và hội nhập” với các ca khúc: Điều tuyệt vời; Yên Bái bừng sáng một miền Tây… đã diễn tả diễn tả vẻ đẹp tình yêu đôi lứa bên những cây trà cổ, gìn giữ, bảo tồn di sản trà Shan, đưa sản phẩm trà Shan hội nhập và vươn xa. Đồng thời, diễn tả không gian sắc màu văn hoá các dân tộc Miền Tây Yên Bái hội tụ và lan toả.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại lễ khai mạc
Chương trình lễ khai mạc khép lại trong màn nghệ thuật khèn Mông và vòng xòe kết đoàn. Vừa qua, nghệ thuật khèn Mông của huyện Văn Chấn cùng với cộng đồng người Mông hai huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đại biểu, nhân dân và du khách cũng đã cùng hoà vào những vũ điệu dân gian của các dân tộc Khơ Mú, Dao, Tày, Thái, Việt và cùng nhau đắm say trong điệu Xoè di Sản phi vật thể nhân loại.
Màn múa khèn Mông tại Lễ khai mạc
Đại biểu, nhân dân và du khách hòa vào vòng xòe kết đoàn
Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn lần thứ Nhất, năm 2023 diễn ra từ ngày 22 đến 28/9 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: tổ chức trưng bày, triển lãm tranh, ảnh về đất và người Văn Chấn, ảnh đẹp của vùng miền Tây tỉnh Yên Bái từ ngày 22/9 - 26/9/2023 trước cổng Sân vận động huyện và dọc tuyến đường hàng cây cạnh sân vận động huyện; Trên 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm trà Shan Tuyết; các sản phẩm OCOP; các sản phẩm chủ lực của các địa phương; các sản phẩm thương mại và trình diễn các nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn huyện trong thời gian từ ngày 22/9 - 28/9/2023 tại Sân vận động huyện Văn Chấn.
Tại xã Suối Giàng, trong thời gian từ ngày 23/9 đến ngày 25/9/2023 sẽ diễn ra Lễ hội tôn vinh cây Chè tổ với các hoạt động: rước lễ từ trụ sở UBND xã Suối Giàng đến địa điểm cây Chè tổ, tổ chức Lễ cúng, trải nghiệm quy trình hái chè, chế biến và thưởng thức chè Shan tuyết cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: Giã bánh dày, múa khèn, thổi sáo Mông, đẩy gậy, kéo co...
Từ ngày 22/9 - 25/9, tại Không gian Văn hoá Trà Suối Giàng diễn ra Đêm Tiệc trà nhằm biểu diễn cách pha trà đạo, thưởng trà và chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ dân tộc Mông…; đấu giá sản phẩm Trà. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng; các hoạt động đón khách tại các điểm du lịch trên địa bàn xã; trình diễn trang phục, văn hoá dân tộc Mông; giao lưu thưởng trà; check in và trải nghiệm, tham quan vườn trà cổ thụ, động Thiên Cung, Cốc Tình, rừng trúc …
Ngoài ra, tại các xã Sơn Thịnh, Đồng Khê (huyện Văn Chấn) sẽ diễn ra Không gian văn hoá Dân tộc Thái và Trưng bày, trao đổi, mua, bán các bán các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của xã Suối Bu, xã Đồng Khê và các xã lân cận; gắn tem chợ 5 nghìn để quản lý chất lượng sản phẩm phục vụ du khách…
Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn được tổ chức đã góp phần đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm Trà Shan tuyết Văn Chấn đến với bạn bè trong và ngoài nước. Đồng thời, tạo môi trường để các tập thể, cá nhân giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ cây chè; thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư chế biến sâu các sản phẩm Trà Văn Chấn nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm Trà Văn Chấn nói chung và Trà Shan tuyết nói riêng.
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tối 22/9, UBND huyện Văn Chấn long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn lần thứ Nhất, năm 2023.Dự Lễ hội, về phía Trung ương có đồng chí Tòng Thị Phóng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thúy Anh - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh. Dự Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn lần thứ Nhất, năm 2023 còn có lãnh đạo tỉnh Hải Dương và tỉnh Sơn La.
Phát biểu Khai mạc Lễ hội, đồng chí Đặng Duy Hiển - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết Lễ hội là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn. Đây cũng là giải pháp để cụ thể hóa chủ trương, định hướng phát triển du lịch của tỉnh Yên Bái trên địa bàn huyện Văn Chấn.
Thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái về “Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025″, Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Văn Chấn đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, gắn với phát triển du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong phát triển du lịch. Trong đó, việc tổ chức Lễ hội Trà Shan tuyết là một giải pháp để cụ thể hóa chủ trương, định hướng phát triển du lịch của Tỉnh ủy trên địa bàn huyện Văn Chấn.
Với lợi thế vùng trà Shan tuyết mọc tự nhiên trên khắp vùng núi cao, quanh năm mây phủ, từ Suối Giàng, Suối Quyền, An Lương, Nậm Mười đến Sùng Đô - Giàng Pằng, Làng Mảnh với diện tích trên ngàn ha, hàng trăm cây chè Shan tuyết cổ thụ đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản. Bằng sức sống mãnh liệt, khí chất tự nhiên, cây chè Shan tuyết đã gắn bó với bao thế hệ đồng bào các dân tộc, hòa chung nhịp sống của đồng bào, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống mỗi hộ gia đình vùng cao Văn Chấn. Qua thời gian, những phẩm trà Shan tuyết do người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã nơi đây chế biến đã khẳng định được thương hiệu, đa dạng sản phẩm, chất lượng hữu cơ; phân phối rộng rãi thị trường trong nước và được xuất khẩu sang các thị trường Châu Á và Châu Âu; trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Văn Chấn. Văn Chấn nói chung và Suối Giàng nói riêng ngày càng được biết đến như một vùng đất của thương hiệu trà Shan tuyết thượng hạng, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách với khí hậu trong lành, phong cảnh tuyệt đẹp và những bản làng ẩn khuất dưới tán chè cổ thụ trong mây.
Đại biểu, nhân dân và du khách tham dự Lễ hội
Tại Lễ khai mạc, đại biểu, người dân và du khách đã được đón xem chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Tinh hoa giữa ngàn mây” gồm 3 chương ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Văn Chấn gắn với trà Shan tuyết, bản sắc độc đáo riêng có của các dân tộc nơi đây; những tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong đó, Chương 1 “Về miền Shan tuyết” của chương trình nghệ thuật gồm các ca khúc hát và múa: Khát vọng xanh; Anh về cùng em; Cây Chè Suối Giàng… giới thiệu về miền quê Văn Chấn với đất và người từ thuở sơ khai, miền đất từ xa xưa đã gắn với trà Shan cổ thụ. Một loại trà được hun đúc từ linh khí của đất và trời, những bàn tay chuyên cần của đồng bào Mông cũng như các dân tộc khác quần cư nơi đây, tạo nên tinh hoa ẩm thực của núi rừng Tây Bắc nói chung và Văn Chấn nói riêng.
Chương 2 “Sắc màu hội tụ” với các ca khúc, điệu múa như: Về Yên Bái múa điệu xòe hòa; Mừng mưa rơi… và hoạt cảnh được thể hiện thông qua những màn đối đáp, ứng khẩu của Nghệ sỹ ưu tú Đỗ Kỷ và Nghệ sỹ Quang Thắng cùng 20 diễn viên quần chúng dân tộc Mông sau một buổi đi hái chè trở về đã làm tôn lên nét đẹp văn hoá của đồng bào Mông Suối Giàng gắn với cây trà Shan tuyết. Đồng thời đặc tả về nội dung Trà Shan với các vùng trồng và chế biến trà Shan tuyết trên trên quê hương Văn Chấn, làm nổi bật bản sắc văn hoá của đồng bào Mông và một số dân tộc quần cư gắn với Di sản trà Shan tuyết cổ thụ xã Suối Giàng.
Chương 3 “Tinh hoa và hội nhập” với các ca khúc: Điều tuyệt vời; Yên Bái bừng sáng một miền Tây… đã diễn tả diễn tả vẻ đẹp tình yêu đôi lứa bên những cây trà cổ, gìn giữ, bảo tồn di sản trà Shan, đưa sản phẩm trà Shan hội nhập và vươn xa. Đồng thời, diễn tả không gian sắc màu văn hoá các dân tộc Miền Tây Yên Bái hội tụ và lan toả.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại lễ khai mạc
Chương trình lễ khai mạc khép lại trong màn nghệ thuật khèn Mông và vòng xòe kết đoàn. Vừa qua, nghệ thuật khèn Mông của huyện Văn Chấn cùng với cộng đồng người Mông hai huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đại biểu, nhân dân và du khách cũng đã cùng hoà vào những vũ điệu dân gian của các dân tộc Khơ Mú, Dao, Tày, Thái, Việt và cùng nhau đắm say trong điệu Xoè di Sản phi vật thể nhân loại.
Màn múa khèn Mông tại Lễ khai mạc
Đại biểu, nhân dân và du khách hòa vào vòng xòe kết đoàn
Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn lần thứ Nhất, năm 2023 diễn ra từ ngày 22 đến 28/9 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: tổ chức trưng bày, triển lãm tranh, ảnh về đất và người Văn Chấn, ảnh đẹp của vùng miền Tây tỉnh Yên Bái từ ngày 22/9 - 26/9/2023 trước cổng Sân vận động huyện và dọc tuyến đường hàng cây cạnh sân vận động huyện; Trên 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm trà Shan Tuyết; các sản phẩm OCOP; các sản phẩm chủ lực của các địa phương; các sản phẩm thương mại và trình diễn các nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn huyện trong thời gian từ ngày 22/9 - 28/9/2023 tại Sân vận động huyện Văn Chấn.
Tại xã Suối Giàng, trong thời gian từ ngày 23/9 đến ngày 25/9/2023 sẽ diễn ra Lễ hội tôn vinh cây Chè tổ với các hoạt động: rước lễ từ trụ sở UBND xã Suối Giàng đến địa điểm cây Chè tổ, tổ chức Lễ cúng, trải nghiệm quy trình hái chè, chế biến và thưởng thức chè Shan tuyết cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: Giã bánh dày, múa khèn, thổi sáo Mông, đẩy gậy, kéo co...
Từ ngày 22/9 - 25/9, tại Không gian Văn hoá Trà Suối Giàng diễn ra Đêm Tiệc trà nhằm biểu diễn cách pha trà đạo, thưởng trà và chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ dân tộc Mông…; đấu giá sản phẩm Trà. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng; các hoạt động đón khách tại các điểm du lịch trên địa bàn xã; trình diễn trang phục, văn hoá dân tộc Mông; giao lưu thưởng trà; check in và trải nghiệm, tham quan vườn trà cổ thụ, động Thiên Cung, Cốc Tình, rừng trúc …
Ngoài ra, tại các xã Sơn Thịnh, Đồng Khê (huyện Văn Chấn) sẽ diễn ra Không gian văn hoá Dân tộc Thái và Trưng bày, trao đổi, mua, bán các bán các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của xã Suối Bu, xã Đồng Khê và các xã lân cận; gắn tem chợ 5 nghìn để quản lý chất lượng sản phẩm phục vụ du khách…
Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn được tổ chức đã góp phần đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm Trà Shan tuyết Văn Chấn đến với bạn bè trong và ngoài nước. Đồng thời, tạo môi trường để các tập thể, cá nhân giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ cây chè; thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư chế biến sâu các sản phẩm Trà Văn Chấn nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm Trà Văn Chấn nói chung và Trà Shan tuyết nói riêng.