Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn là một trong những chương trình mang quy mô lớn và mới nhất thuộc khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc của tỉnh Yên Bái.
Một giá hầu đồng phục vụ du khách tham quan tại đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.
Lần đầu tiên ở vùng Tây Bắc nói riêng, miền Bắc nói chung, diễn ra một Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, hội tụ nhiều nhất những nghệ nhân dân gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Huyện Văn Yên - địa phương tổ chức Festival đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, cùng với những đặc trưng văn hóa vùng miền hứa hẹn hấp dẫn đặc sắc.
Không phải ngẫu nhiên mà đền Đông Cuông được chọn làm nơi tổ chức Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Bởi theo những nhà nghiên cứu văn hoá dân gian vùng Đông Cuông Yên Bái được coi là khởi nguồn của Mẫu Thượng ngàn - vị mẫu cai quản vùng núi rừng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt. Đồng thời, đền Đông Cuông là di tích lịch sử cấp quốc gia, nhiều năm nay là địa chỉ du lịch tâm linh du khách thập phương.
Để chuẩn bị cho lễ hội, đảm bảo chuyên nghiệp, đúng với văn hóa truyền thống và tinh thần chỉ đạo của các cấp về công tác tổ chức lễ hội, huyện Văn Yên đã phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Hội Văn nghệ dân gian, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chương trình.
Theo đó, Festival sẽ được tổ chức trong hai ngày 20 và 21/5/2017 tại khu vực tổ chức các hoạt động đền Đông Cuông, huyện Văn Yên. Những bật mí ban đầu về chương trình hoành tráng này, gồm: Lễ khai mạc Festival; Carnaval thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu; thực hành 36 giá đồng; triển lãm, trưng bày tranh, ảnh, thực hành nghi lễ thờ Mẫu, các nghi lễ của các dân tộc trong vùng; trưng bày các sản phẩm quế...
Theo các nhà tổ chức, Carnaval thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là hoạt động mang nhiều ý nghĩa đoàn kết dân tộc, hay nói cách khác, ý tưởng của màn này là đạo Mẫu trên quê hương Văn Yên, đạo Mẫu cùng với văn hóa dân tộc bản địa. Nhằm tôn vinh quảng bá di tích, di sản văn hoá ở Văn Yên trong đó có sự phối hợp giữa những diễn viên quần chúng, các đội văn nghệ quần chúng, nghệ nhân dân gian địa phương và nghệ nhân dân gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Trong Festival còn có hoạt động trình diễn trang phục khăn chầu áo ngự, được trình diễn sân khấu hoá nhưng không gian đó được dựng thật nhất và gần nhất với không gian thực hành đạo Mẫu của đền Đông Cuông.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, bởi thông qua đó, người dân sẽ hiểu đâu là tứ phủ, tại sao là tứ phủ, các nhân vận trong tứ phủ mặc trang phục ra sao. Đặc biệt, các vị thánh xuất hiện từ vùng Đông Cuông Yên Bái có những trang phục như thế nào, phản ánh văn hóa bản địa ra sao. Tôi cho rằng rất hấp dẫn”.
Trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động của Festival, bên trong đền Đông Cuông sẽ diễn ra hoạt động thực hành tín ngưỡng đạo Mẫu (hầu đồng). Đây là một hoạt động vô cùng độc đáo và ý nghĩa. Lần đầu tiên một Festival quy tụ được trên 50 bản hội đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc về dự lễ và tổ chức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn chia sẻ: “Chưa bao giờ và chưa ở đâu quy tụ nhiều bản hội thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu có số luợng lớn như vậy. Tôi được biết, có bản hội ở tận Đà Nẵng cũng đã đăng ký tham dự. Đó là bản hội thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đẹp nhất nhì ở Đà Nẵng. Đặc biệt, có sự tham gia của Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam - một trong những người hầu đẹp nhất Việt Nam”.
Cũng theo chia sẻ của Tiến sĩ Sơn, khi xem trình diễn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên sân khấu sẽ không thấy được cái hồn của người thực hành khi hóa thân vào các nhân vật thờ phụng bởi đó chính là do không gian trình diễn. Còn tại Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Đông Cuông Văn Yên này, thanh đồng sẽ thăng hoa và người xem sẽ cảm nhận được phần hồn, chân thực nhất, gần nhất với các vị thánh thờ phụng.
Sự kiện này đánh dấu một bước đổi mới trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tỉnh Yên Bái nói riêng cũng như vùng Tây Bắc nói chung. Đồng thời, nhằm tạo dựng cách tiếp nhận mới cho du khách và nhân dân địa phương đối với một di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Bên cạnh đó là hoạt động trưng bày văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc trong vùng.
Lần đầu tiên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng trọn bộ tranh thờ của người Dao, cùng một số hoạt động thực hành tín ngưỡng của một số dân tộc. Qua đó du khách và nhân dân được hiểu thêm về văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc tại Yên Bái.
Xác định ý nghĩa to lớn về văn hóa, du lịch, huyện Văn Yên đã huy động được đội văn nghệ địa phương tham gia và sự vào cuộc của cả cộng đồng, bởi chính cộng đồng ở đây là những người hiểu rõ nhất về Mẫu Thượng ngàn. Đến nay, công tác chuẩn bị cho Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đông Cuông đã cơ bản hoàn tất, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường được chuẩn bị chu đáo.
Song song với những hoạt động trong Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn là Hội chợ giới thiệu các sản phẩm quế của huyện Văn Yên do doanh nghiệp, nghệ nhân tham gia bán, giới thiệu và tái hiện quy trình chế biến sản phẩm. Tất cả những hoạt động này hứa hẹn mang tới những trải nghiệm thú vị về một Yên Bái rất truyền thống mà cũng rất mới lạ cho du khách và người dân nơi đây.
Theo Báo Yên Bái
Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn là một trong những chương trình mang quy mô lớn và mới nhất thuộc khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc của tỉnh Yên Bái.Lần đầu tiên ở vùng Tây Bắc nói riêng, miền Bắc nói chung, diễn ra một Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, hội tụ nhiều nhất những nghệ nhân dân gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Huyện Văn Yên - địa phương tổ chức Festival đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, cùng với những đặc trưng văn hóa vùng miền hứa hẹn hấp dẫn đặc sắc.
Không phải ngẫu nhiên mà đền Đông Cuông được chọn làm nơi tổ chức Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Bởi theo những nhà nghiên cứu văn hoá dân gian vùng Đông Cuông Yên Bái được coi là khởi nguồn của Mẫu Thượng ngàn - vị mẫu cai quản vùng núi rừng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt. Đồng thời, đền Đông Cuông là di tích lịch sử cấp quốc gia, nhiều năm nay là địa chỉ du lịch tâm linh du khách thập phương.
Để chuẩn bị cho lễ hội, đảm bảo chuyên nghiệp, đúng với văn hóa truyền thống và tinh thần chỉ đạo của các cấp về công tác tổ chức lễ hội, huyện Văn Yên đã phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Hội Văn nghệ dân gian, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chương trình.
Theo đó, Festival sẽ được tổ chức trong hai ngày 20 và 21/5/2017 tại khu vực tổ chức các hoạt động đền Đông Cuông, huyện Văn Yên. Những bật mí ban đầu về chương trình hoành tráng này, gồm: Lễ khai mạc Festival; Carnaval thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu; thực hành 36 giá đồng; triển lãm, trưng bày tranh, ảnh, thực hành nghi lễ thờ Mẫu, các nghi lễ của các dân tộc trong vùng; trưng bày các sản phẩm quế...
Theo các nhà tổ chức, Carnaval thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là hoạt động mang nhiều ý nghĩa đoàn kết dân tộc, hay nói cách khác, ý tưởng của màn này là đạo Mẫu trên quê hương Văn Yên, đạo Mẫu cùng với văn hóa dân tộc bản địa. Nhằm tôn vinh quảng bá di tích, di sản văn hoá ở Văn Yên trong đó có sự phối hợp giữa những diễn viên quần chúng, các đội văn nghệ quần chúng, nghệ nhân dân gian địa phương và nghệ nhân dân gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Trong Festival còn có hoạt động trình diễn trang phục khăn chầu áo ngự, được trình diễn sân khấu hoá nhưng không gian đó được dựng thật nhất và gần nhất với không gian thực hành đạo Mẫu của đền Đông Cuông.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, bởi thông qua đó, người dân sẽ hiểu đâu là tứ phủ, tại sao là tứ phủ, các nhân vận trong tứ phủ mặc trang phục ra sao. Đặc biệt, các vị thánh xuất hiện từ vùng Đông Cuông Yên Bái có những trang phục như thế nào, phản ánh văn hóa bản địa ra sao. Tôi cho rằng rất hấp dẫn”.
Trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động của Festival, bên trong đền Đông Cuông sẽ diễn ra hoạt động thực hành tín ngưỡng đạo Mẫu (hầu đồng). Đây là một hoạt động vô cùng độc đáo và ý nghĩa. Lần đầu tiên một Festival quy tụ được trên 50 bản hội đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc về dự lễ và tổ chức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn chia sẻ: “Chưa bao giờ và chưa ở đâu quy tụ nhiều bản hội thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu có số luợng lớn như vậy. Tôi được biết, có bản hội ở tận Đà Nẵng cũng đã đăng ký tham dự. Đó là bản hội thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đẹp nhất nhì ở Đà Nẵng. Đặc biệt, có sự tham gia của Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam - một trong những người hầu đẹp nhất Việt Nam”.
Cũng theo chia sẻ của Tiến sĩ Sơn, khi xem trình diễn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên sân khấu sẽ không thấy được cái hồn của người thực hành khi hóa thân vào các nhân vật thờ phụng bởi đó chính là do không gian trình diễn. Còn tại Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Đông Cuông Văn Yên này, thanh đồng sẽ thăng hoa và người xem sẽ cảm nhận được phần hồn, chân thực nhất, gần nhất với các vị thánh thờ phụng.
Sự kiện này đánh dấu một bước đổi mới trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tỉnh Yên Bái nói riêng cũng như vùng Tây Bắc nói chung. Đồng thời, nhằm tạo dựng cách tiếp nhận mới cho du khách và nhân dân địa phương đối với một di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Bên cạnh đó là hoạt động trưng bày văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc trong vùng.
Lần đầu tiên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng trọn bộ tranh thờ của người Dao, cùng một số hoạt động thực hành tín ngưỡng của một số dân tộc. Qua đó du khách và nhân dân được hiểu thêm về văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc tại Yên Bái.
Xác định ý nghĩa to lớn về văn hóa, du lịch, huyện Văn Yên đã huy động được đội văn nghệ địa phương tham gia và sự vào cuộc của cả cộng đồng, bởi chính cộng đồng ở đây là những người hiểu rõ nhất về Mẫu Thượng ngàn. Đến nay, công tác chuẩn bị cho Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đông Cuông đã cơ bản hoàn tất, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường được chuẩn bị chu đáo.
Song song với những hoạt động trong Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn là Hội chợ giới thiệu các sản phẩm quế của huyện Văn Yên do doanh nghiệp, nghệ nhân tham gia bán, giới thiệu và tái hiện quy trình chế biến sản phẩm. Tất cả những hoạt động này hứa hẹn mang tới những trải nghiệm thú vị về một Yên Bái rất truyền thống mà cũng rất mới lạ cho du khách và người dân nơi đây.