Phát triển kinh tế du lịch những năm gần đây được xem là hướng mở trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.
Du khách nước ngoài thích thú với cảnh đẹp ở La Pán Tẩn.
La Pán Tẩn một thời từng là "thủ phủ" của cây thuốc phiện, người nghiện chiếm gần 80% dân số xã. Thế nhưng giờ đây, mảnh đất này lại đang được biết đến là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của không chỉ riêng huyện Mù Cang Chải.
Nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa vân tay của trời, từ năm 2007, ruộng bậc thang La Pán Tẩn đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh thắng cấp quốc gia và cũng từ đây, kinh tế địa phương đã có bước chuyển đổi rõ nét.
Không thuần túy chỉ là sản xuất lúa nước trên diện tích hơn 300 ha ruộng bậc thang, đồng bào Mông trong xã đã biết trồng, chăm sóc và bảo vệ trên 1.000 ha rừng khoanh nuôi tự nhiên, giữ gìn nguồn sinh thủy phục vụ cho sản xuất ruộng nước để làm du lịch.
Bốn mùa trong năm ở La Pán Tẩn, cây lúa, cây ngô và các loại cây rau màu chen nhau xanh đồng. Vụ lúa xuân hàng năm, xã đã đưa vào gieo cấy được gần 100 ha ruộng nước. Ngoài 273 ha ngô đồi cho sản lượng gần 800 tấn, 8 ha cây lúa mì trên đồng đất La Pán Tẩn mấy năm nay đã mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân.
Năm 2016, với việc mạnh dạn đưa trên 70 ha cây cải dầu lên trồng trên đất ruộng bậc thang, La Pán Tẩn có thêm một mùa vàng mới, vừa thu hút du khách vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Theo tính toán, mỗi héc-ta cải dầu sẽ cho thu hoạch khoảng 30 triệu đồng. Tuy là vụ đầu và là cây trồng mới nhưng năng suất cây cải dầu trên đồng đất La Pán Tẩn vẫn đạt 2,5 tấn/ha, với giá bán 15.000 đồng/kg, người dân địa phương không khó để thu về trên 20 triệu đồng mỗi héc-ta.
Thành công trong chuyển đổi mùa vụ, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đem lại cuộc sống no ấm và đủ đầy hơn cho 750 hộ dân.
Với tổng sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt trên 2.350 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt mức 13 triệu đồng/người/năm, xã đã từng bước thực hiện được mục tiêu giảm hàng năm 6,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.
Ông Lý Chồng Di – Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: “Với La Pán Tẩn, sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Thế nhưng, trồng rừng, làm ruộng nước hay trồng cải dầu để phát triển kinh tế du lịch thì đây đang là hướng đi mới của địa phương. Đã có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư làm du lịch cộng đồng với các dịch vụ du lịch homestay cho thu nhập khá".
"Người dân cũng đang dần thay đổi cách nghĩ, cách làm kinh tế, năng động hơn, nhanh nhạy hơn. Nói trước, làm trước chính là đội ngũ cán bộ, đảng viên của xã” - ông Di cho biết.
Hiện nay, xã đã có gần chục hộ gia đình chuyển hướng làm kinh tế từ du lịch cộng đồng. Ông Giàng Chứ Ly – nguyên Bí thư Đảng ủy xã hay ông Hảng Xáy Chông – Chủ tịch UBND xã là những người tiên phong đi đầu khởi xướng làm kinh tế du lịch cộng đồng với các dịch vụ homestay.
Cách mà những cán bộ này làm kinh tế đã khiến người dân đổi mới cách nghĩ, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng năng suất, nâng cao thu nhập, nhanh thoát nghèo.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Lý Chồng Di, làm du lịch cộng đồng chính là cách tốt nhất để người dân bảo tồn, giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương; cũng là để quảng bá đất và người vùng cao Yên Bái đến khách du lịch trong nước và quốc tế; nâng cao ý thức trách nhiệm giữ rừng và bảo vệ môi trường bảo đảm cho kinh tế nông nghiệp ở địa phương phát triển bền vững.
La Pán Tẩn đang chuyển mình cùng với sự chuyển đổi từng ngày từ nếp nghĩ đến cách làm của người dân trong phát triển kinh tế. Kỳ tích giảm nghèo với tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn gần 70% là tiền đề để địa phương thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Đã định hình những cây, con chủ lực trong phát triển kinh tế, cùng với trên 300 ha cây sơn tra đang cho hiệu quả kinh tế, càng mừng hơn khi gần 300 ha thảo quả tưởng mất trắng sau đợt băng tuyết vùi lấp hồi đầu năm 2016 giờ đang hồi sinh đơm hoa, kết trái; đặc biệt, kinh tế du lịch sẽ mở ra hy vọng để La Pán Tẩn thoát nghèo.
Theo Báo Yên Bái
Phát triển kinh tế du lịch những năm gần đây được xem là hướng mở trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.La Pán Tẩn một thời từng là "thủ phủ" của cây thuốc phiện, người nghiện chiếm gần 80% dân số xã. Thế nhưng giờ đây, mảnh đất này lại đang được biết đến là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của không chỉ riêng huyện Mù Cang Chải.
Nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa vân tay của trời, từ năm 2007, ruộng bậc thang La Pán Tẩn đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh thắng cấp quốc gia và cũng từ đây, kinh tế địa phương đã có bước chuyển đổi rõ nét.
Không thuần túy chỉ là sản xuất lúa nước trên diện tích hơn 300 ha ruộng bậc thang, đồng bào Mông trong xã đã biết trồng, chăm sóc và bảo vệ trên 1.000 ha rừng khoanh nuôi tự nhiên, giữ gìn nguồn sinh thủy phục vụ cho sản xuất ruộng nước để làm du lịch.
Bốn mùa trong năm ở La Pán Tẩn, cây lúa, cây ngô và các loại cây rau màu chen nhau xanh đồng. Vụ lúa xuân hàng năm, xã đã đưa vào gieo cấy được gần 100 ha ruộng nước. Ngoài 273 ha ngô đồi cho sản lượng gần 800 tấn, 8 ha cây lúa mì trên đồng đất La Pán Tẩn mấy năm nay đã mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân.
Năm 2016, với việc mạnh dạn đưa trên 70 ha cây cải dầu lên trồng trên đất ruộng bậc thang, La Pán Tẩn có thêm một mùa vàng mới, vừa thu hút du khách vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Theo tính toán, mỗi héc-ta cải dầu sẽ cho thu hoạch khoảng 30 triệu đồng. Tuy là vụ đầu và là cây trồng mới nhưng năng suất cây cải dầu trên đồng đất La Pán Tẩn vẫn đạt 2,5 tấn/ha, với giá bán 15.000 đồng/kg, người dân địa phương không khó để thu về trên 20 triệu đồng mỗi héc-ta.
Thành công trong chuyển đổi mùa vụ, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đem lại cuộc sống no ấm và đủ đầy hơn cho 750 hộ dân.
Với tổng sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt trên 2.350 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt mức 13 triệu đồng/người/năm, xã đã từng bước thực hiện được mục tiêu giảm hàng năm 6,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.
Ông Lý Chồng Di – Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: “Với La Pán Tẩn, sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Thế nhưng, trồng rừng, làm ruộng nước hay trồng cải dầu để phát triển kinh tế du lịch thì đây đang là hướng đi mới của địa phương. Đã có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư làm du lịch cộng đồng với các dịch vụ du lịch homestay cho thu nhập khá".
"Người dân cũng đang dần thay đổi cách nghĩ, cách làm kinh tế, năng động hơn, nhanh nhạy hơn. Nói trước, làm trước chính là đội ngũ cán bộ, đảng viên của xã” - ông Di cho biết.
Hiện nay, xã đã có gần chục hộ gia đình chuyển hướng làm kinh tế từ du lịch cộng đồng. Ông Giàng Chứ Ly – nguyên Bí thư Đảng ủy xã hay ông Hảng Xáy Chông – Chủ tịch UBND xã là những người tiên phong đi đầu khởi xướng làm kinh tế du lịch cộng đồng với các dịch vụ homestay.
Cách mà những cán bộ này làm kinh tế đã khiến người dân đổi mới cách nghĩ, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng năng suất, nâng cao thu nhập, nhanh thoát nghèo.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Lý Chồng Di, làm du lịch cộng đồng chính là cách tốt nhất để người dân bảo tồn, giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương; cũng là để quảng bá đất và người vùng cao Yên Bái đến khách du lịch trong nước và quốc tế; nâng cao ý thức trách nhiệm giữ rừng và bảo vệ môi trường bảo đảm cho kinh tế nông nghiệp ở địa phương phát triển bền vững.
La Pán Tẩn đang chuyển mình cùng với sự chuyển đổi từng ngày từ nếp nghĩ đến cách làm của người dân trong phát triển kinh tế. Kỳ tích giảm nghèo với tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn gần 70% là tiền đề để địa phương thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Đã định hình những cây, con chủ lực trong phát triển kinh tế, cùng với trên 300 ha cây sơn tra đang cho hiệu quả kinh tế, càng mừng hơn khi gần 300 ha thảo quả tưởng mất trắng sau đợt băng tuyết vùi lấp hồi đầu năm 2016 giờ đang hồi sinh đơm hoa, kết trái; đặc biệt, kinh tế du lịch sẽ mở ra hy vọng để La Pán Tẩn thoát nghèo.