CTTĐT - Tối 20/05, tại quần thể khu di tích lịch sử văn hóa – Di tích cấp quốc gia Đền Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên tổ chức Lễ khai mạc Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế huyện Văn Yên năm 2017.
Đây là là lần đầu tiên Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức tại Việt Nam
Dự Lễ khai mạc có các đồng chí lãnh đạo đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.
Các đại biểu dự Lễ khai mạc
Về phía tỉnh Yên Bái có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái; đại diện các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài huyện Văn Yên; các nghệ nhân, thanh đồng, nghệ sĩ của 54 bản hội đến từ 19 tỉnh, thành phố trong cả nước cùng toàn thể du khách thập phương và bà con nhân dân.
Đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Tổ chức Festival phát biểu khai mạc
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Tổ chức Festival nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên huyện Văn Yên tổ chức Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thường Ngàn và cũng là lần đầu tiên Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức tại Việt Nam. Đó là niềm vinh dự lớn đối với huyện Văn Yên. Thông qua Festival lần này, đông đảo các tầng lớp nhân dân sẽ có dịp hiểu sâu sắc hơn di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt thông qua hình thức chính là hầu đồng. Đây cũng là dịp để khẳng định, tôn vinh các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ hát văn và các nghệ nhân, thanh đồng khác trực tiếp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Đồng thời đây cũng là cơ hội để huyện Văn Yên quảng bá hình ảnh khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Đông Cuông đến với du khách thập phương trong và ngoài nước, đưa di tích lịch sử này thực sự trở thành khu du lịch tâm linh gắn với du lịch cộng đồng; là dịp để huyện Văn Yên tiếp tục giới thiệu với du khách đậm nét hơn về hình ảnh và con người Văn Yên, cũng như tiềm năng, thế mạnh của huyện về du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện trong những năm tới. Năm nay, gắn với Festival này, tỉnh Yên Bái chỉ đạo huyện tổ chức Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế do các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Quế trong huyện tham gia. Cùng với đó, Hội chợ này còn có sự góp mặt, giới thiệu về các sản phẩm đặc trưng nhất đến từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh”.
Trình diễn trang phục hầu đồng của Cô Chín Sầm Sơn
Trang phục của Cô bé Đông Cuông
Ngay sau bài phát biểu khai mạc của đồng chí Chủ tịch UBND huyện, các đại biểu và đông đảo du khách gần xa đã được thưởng thức màn trình diễn Lễ phục hầu đồng của Hàng Quan lớn, Hàng Chầu, Hàng các Ông Hoàng, Hàng Thánh Cô, Hàng Thánh Cậu. Hầu đồng là nghi lễ quan trọng bậc nhất của Đạo Mẫu, là hình thức diễn xướng tâm linh thường diễn ra ở các điện, đền, phủ. Trang phục dùng trong các buổi hầu đồng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong thực hành nghi lễ thờ Mẫu. Trang phục là sự hiện diện của các vị thần linh, mỗi vị thánh có một bộ trang phục riêng và chỉ được mặc khi các ông, bà đồng thực hiện nghi lễ. Thông qua trang phục ta nhận ra những vị thánh nào đã nhập đồng, nhận diện được các phủ, các hàng như Hàng Quan lớn, Chầu Bà, các Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu qua màu sắc.
Trong khuôn khổ chương trình khai mạc Festival, các đại biểu và du khách gần xa còn được chứng kiến 6 giá đồng tiêu biểu do các Nghệ nhân dân gian trình diễn.
Nghệ nhân dân gian Đặng Ngọc Ánh, bản hội Hà Nội trình diễn giá hầu Ông Hoàng Mười
Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế huyện Văn Yên năm 2017 được tổ chức trong 2 ngày 20 và 21/05 với những nội dung chính: Lễ khai mạc Festival, Carnaval rước biểu tượng Mẫu Thượng Ngàn, trình diễn nghệ thuật thực hành tín ngưỡng đạo Mẫu với 36 giá đồng của 54 bản hội đến từ 19 tỉnh, thành trong cả nước; trình diễn trang phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu; triển lãm tranh thờ Đạo Mẫu, ảnh nghệ thuật “Đất và người Yên Bái”; Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế.
Với chuỗi các hoạt động đa dạng, Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế huyện Văn Yên năm 2017 hứa hẹn sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”; góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại; mặt khác sẽ làm cho cộng đồng, những người thực hành di sản nhận thức sâu sắc thêm về di sản của mình để chúng ta tự hào và tích cực hơn trong công tác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu; tiếp tục tôn vinh giá trị của người trồng Quế, giá trị của cây Quế, nâng cao chuỗi giá trị của các sản phẩm Quế để tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện Văn Yên.
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tối 20/05, tại quần thể khu di tích lịch sử văn hóa – Di tích cấp quốc gia Đền Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên tổ chức Lễ khai mạc Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế huyện Văn Yên năm 2017.Dự Lễ khai mạc có các đồng chí lãnh đạo đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.
Các đại biểu dự Lễ khai mạc
Về phía tỉnh Yên Bái có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái; đại diện các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài huyện Văn Yên; các nghệ nhân, thanh đồng, nghệ sĩ của 54 bản hội đến từ 19 tỉnh, thành phố trong cả nước cùng toàn thể du khách thập phương và bà con nhân dân.
Đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Tổ chức Festival phát biểu khai mạc
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Tổ chức Festival nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên huyện Văn Yên tổ chức Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thường Ngàn và cũng là lần đầu tiên Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức tại Việt Nam. Đó là niềm vinh dự lớn đối với huyện Văn Yên. Thông qua Festival lần này, đông đảo các tầng lớp nhân dân sẽ có dịp hiểu sâu sắc hơn di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt thông qua hình thức chính là hầu đồng. Đây cũng là dịp để khẳng định, tôn vinh các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ hát văn và các nghệ nhân, thanh đồng khác trực tiếp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Đồng thời đây cũng là cơ hội để huyện Văn Yên quảng bá hình ảnh khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Đông Cuông đến với du khách thập phương trong và ngoài nước, đưa di tích lịch sử này thực sự trở thành khu du lịch tâm linh gắn với du lịch cộng đồng; là dịp để huyện Văn Yên tiếp tục giới thiệu với du khách đậm nét hơn về hình ảnh và con người Văn Yên, cũng như tiềm năng, thế mạnh của huyện về du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện trong những năm tới. Năm nay, gắn với Festival này, tỉnh Yên Bái chỉ đạo huyện tổ chức Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế do các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Quế trong huyện tham gia. Cùng với đó, Hội chợ này còn có sự góp mặt, giới thiệu về các sản phẩm đặc trưng nhất đến từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh”.
Trình diễn trang phục hầu đồng của Cô Chín Sầm Sơn
Trang phục của Cô bé Đông Cuông
Ngay sau bài phát biểu khai mạc của đồng chí Chủ tịch UBND huyện, các đại biểu và đông đảo du khách gần xa đã được thưởng thức màn trình diễn Lễ phục hầu đồng của Hàng Quan lớn, Hàng Chầu, Hàng các Ông Hoàng, Hàng Thánh Cô, Hàng Thánh Cậu. Hầu đồng là nghi lễ quan trọng bậc nhất của Đạo Mẫu, là hình thức diễn xướng tâm linh thường diễn ra ở các điện, đền, phủ. Trang phục dùng trong các buổi hầu đồng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong thực hành nghi lễ thờ Mẫu. Trang phục là sự hiện diện của các vị thần linh, mỗi vị thánh có một bộ trang phục riêng và chỉ được mặc khi các ông, bà đồng thực hiện nghi lễ. Thông qua trang phục ta nhận ra những vị thánh nào đã nhập đồng, nhận diện được các phủ, các hàng như Hàng Quan lớn, Chầu Bà, các Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu qua màu sắc.
Trong khuôn khổ chương trình khai mạc Festival, các đại biểu và du khách gần xa còn được chứng kiến 6 giá đồng tiêu biểu do các Nghệ nhân dân gian trình diễn.
Nghệ nhân dân gian Đặng Ngọc Ánh, bản hội Hà Nội trình diễn giá hầu Ông Hoàng Mười
Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế huyện Văn Yên năm 2017 được tổ chức trong 2 ngày 20 và 21/05 với những nội dung chính: Lễ khai mạc Festival, Carnaval rước biểu tượng Mẫu Thượng Ngàn, trình diễn nghệ thuật thực hành tín ngưỡng đạo Mẫu với 36 giá đồng của 54 bản hội đến từ 19 tỉnh, thành trong cả nước; trình diễn trang phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu; triển lãm tranh thờ Đạo Mẫu, ảnh nghệ thuật “Đất và người Yên Bái”; Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế.
Với chuỗi các hoạt động đa dạng, Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế huyện Văn Yên năm 2017 hứa hẹn sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”; góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại; mặt khác sẽ làm cho cộng đồng, những người thực hành di sản nhận thức sâu sắc thêm về di sản của mình để chúng ta tự hào và tích cực hơn trong công tác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu; tiếp tục tôn vinh giá trị của người trồng Quế, giá trị của cây Quế, nâng cao chuỗi giá trị của các sản phẩm Quế để tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện Văn Yên.