Với những nỗ lực không ngừng cùng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, du lịch Yên Bái đã thực sự có những bứt phá ấn tượng và trở thành cái tên được tìm nhiều hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã đón 507.000 lượt khách (tăng 3,4% so với cùng kỳ, vượt 1,4% so với kế hoạch), trong đó khách quốc tế đạt 23.500 lượt, khách nội địa đạt 483.500 lượt, doanh thu từ các cơ sở lưu trú ước đạt 270,5 tỷ đồng (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2016).
Festival Dù lượn “Bay trên mùa nước đổ” lần đầu tiên được tổ chức, tạo thêm một điểm nhấn cho du lịch Yên Bái năm 2017.
Có được thành công này bởi năm 2017 là năm đầu tiên triển khai các nhiệm vụ, kế hoạch theo Nghị quyết số 35-NQ/TU về "Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, ngành du lịch đã được tỉnh quan tâm đầu tư, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khởi động cho một năm du lịch đầy ấn tượng của tỉnh là Lễ khai mạc Năm Du lịch tỉnh Yên Bái 2017 với lung linh sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc gắn với hoạt động Festival Tín ngưỡng thờ mẫu Thượng ngàn và Festival Dù lượn Khau Phạ "Bay trên mùa nước đổ”.
Đây là hai sản phẩm du lịch mới của tỉnh Yên Bái. Festival tín ngưỡng thờ mẫu Thượng ngàn lớn nhất cả nước lần đầu tiên được tổ chức tại đền Đông Cuông, huyện Văn Yên ngay sau khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể. Festival đã thu hút trên 15.000 lượt du khách tham gia, với 54 bản hội đến từ 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Lê Minh Đức thì các hoạt động, sự kiện tại Festival đã giúp địa phương quảng bá, giới thiệu rộng rãi những nét văn hóa đặc sắc của tục thờ Mẫu Thượng ngàn ở Đông Cuông nói riêng, tín ngưỡng thờ Tam phủ của người Việt - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nói chung cùng những nét văn hóa bản địa đặc sắc riêng có của cộng đồng các dân tộc huyện Văn Yên tới đông đảo du khách.
Ở phía Tây của tỉnh cùng với Festival Dù lượn "Bay trên mùa vàng” đã được tổ chức thường niên thì trong năm 2017, du khách có cơ hội thêm một trải nghiệm bất ngờ, hấp dẫn tại một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc Việt Nam - đèo Khau Phạ với Festival Dù lượn "Bay trên mùa nước đổ”. Nếu "Bay trên mùa vàng” cho du khách một trải nghiệm từ trên cao để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín vàng thì không kém phần thú vị, "Bay trên mùa nước đổ” lại cho du khách một cảm nhận khác về những nấc thang mùa nước đổ từ trên cao.
Anh Pascol Chabriel - phi công người Pháp hào hứng: "Tôi đã tham gia bay nhiều nơi nhưng Mù Cang Chải thực sự là điểm bay lý tưởng. Nếu "mùa vàng” cho tôi thu vào tầm mắt một bức tranh cánh đồng vàng nằm trên thung lũng giữa núi non trùng điệp thì mùa nước đổ nhìn từ trên cao thơ mộng và đẹp lạ thường với gam màu của đất, của nước cùng nền trời xanh phản chiếu để tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, mê hoặc. Chắc chắn tôi sẽ còn nhiều lần trở lại!”.
Năm 2017 còn để lại ấn tượng với du khách bởi Tuần Văn hóa du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Lễ hội bưởi Đại Minh và đua thuyền trên hồ Thác Bà lần đầu tiên được tổ chức. Với hàng loạt các sự kiện, nhằm tôn vinh các giá trị tài nguyên, lịch sử, văn hóa, Yên Bái xác định, đây là cơ hội lớn nhằm nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của cộng đồng, khích lệ nhân dân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống. Đồng thời cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đến du khách trong và ngoài nước.
Góp phần không nhỏ cho sự thành công của du lịch Yên Bái trong năm qua đó là sự vào cuộc của cộng đồng dân cư bản địa trong các hoạt động lễ hội và du lịch dịch vụ. Nổi bật là hoạt động du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi đến với các bản Kim Nọi, Hua Khắt, xã Nậm Khắt (Mù Cang Chải); bản Vũ Linh vùng Đông hồ Thác Bà; bản Sà Rèn, bản Đêu (thị xã Nghĩa Lộ)... Mô hình du lịch homestay ngày càng thu hút đông du khách ưa khám phá trải nghiệm văn hóa bản địa.
Du khách nước ngoài tìm hiểu về cách làm đệm của người Thái Mường Lò.
Anh Trương Tuấn Trung đến từ quận 4, thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn homestay Tư Nguyệt ở bản Thái, xã Kim Nọi, huyện Mù Chải cho chuyến du lịch của mình, anh chia sẻ: "Lần đầu tiên lên với Mù Cang Chải, cảnh thì tuyệt đẹp rồi nhưng sự thân thiện, hồn hậu, chất phác và mến khách của người dân bản địa đã chạm đến trái tim tôi”. Như thế có thể thấy, ngoài những tiềm năng, thế mạnh, cảnh đẹp của thiên nhiên thì con người thân thiện và mến khách đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách, là sức hút để họ quay trở lại.
Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra, đồng thời đạt mục tiêu sẽ đón và phục vụ 510.000 lượt khách trong năm 2018, theo Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lê Thị Thanh Bình: "Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng đến sản phẩm mới nhưng vẫn đảm bảo tính đặc trưng riêng có của tỉnh nhằm tạo nên sức hút riêng. Trước hết, trong năm 2018 sẽ hoàn thiện Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây, trong đó nhấn mạnh đến du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Đồng thời, nâng cao chất lượng trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển du lịch”.
Phát triển du lịch gắn với sự tham gia của cộng đồng địa phương, phát huy được giá trị văn hóa bản địa, bản sắc của các dân tộc đang là hướng đi đúng của tỉnh Yên Bái. Thành công của Năm Du lịch Yên Bái 2017 không chỉ tạo đà cho du lịch Yên Bái cất cánh trong những năm tới mà còn góp phần thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao vị thế, hình ảnh, để Yên Bái sẽ thực sự là điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình khám phá vòng cung Tây Bắc của du khách trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Theo Báo Yên Bái
Với những nỗ lực không ngừng cùng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, du lịch Yên Bái đã thực sự có những bứt phá ấn tượng và trở thành cái tên được tìm nhiều hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã đón 507.000 lượt khách (tăng 3,4% so với cùng kỳ, vượt 1,4% so với kế hoạch), trong đó khách quốc tế đạt 23.500 lượt, khách nội địa đạt 483.500 lượt, doanh thu từ các cơ sở lưu trú ước đạt 270,5 tỷ đồng (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2016).Có được thành công này bởi năm 2017 là năm đầu tiên triển khai các nhiệm vụ, kế hoạch theo Nghị quyết số 35-NQ/TU về "Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, ngành du lịch đã được tỉnh quan tâm đầu tư, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khởi động cho một năm du lịch đầy ấn tượng của tỉnh là Lễ khai mạc Năm Du lịch tỉnh Yên Bái 2017 với lung linh sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc gắn với hoạt động Festival Tín ngưỡng thờ mẫu Thượng ngàn và Festival Dù lượn Khau Phạ "Bay trên mùa nước đổ”.
Đây là hai sản phẩm du lịch mới của tỉnh Yên Bái. Festival tín ngưỡng thờ mẫu Thượng ngàn lớn nhất cả nước lần đầu tiên được tổ chức tại đền Đông Cuông, huyện Văn Yên ngay sau khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể. Festival đã thu hút trên 15.000 lượt du khách tham gia, với 54 bản hội đến từ 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Lê Minh Đức thì các hoạt động, sự kiện tại Festival đã giúp địa phương quảng bá, giới thiệu rộng rãi những nét văn hóa đặc sắc của tục thờ Mẫu Thượng ngàn ở Đông Cuông nói riêng, tín ngưỡng thờ Tam phủ của người Việt - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nói chung cùng những nét văn hóa bản địa đặc sắc riêng có của cộng đồng các dân tộc huyện Văn Yên tới đông đảo du khách.
Ở phía Tây của tỉnh cùng với Festival Dù lượn "Bay trên mùa vàng” đã được tổ chức thường niên thì trong năm 2017, du khách có cơ hội thêm một trải nghiệm bất ngờ, hấp dẫn tại một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc Việt Nam - đèo Khau Phạ với Festival Dù lượn "Bay trên mùa nước đổ”. Nếu "Bay trên mùa vàng” cho du khách một trải nghiệm từ trên cao để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín vàng thì không kém phần thú vị, "Bay trên mùa nước đổ” lại cho du khách một cảm nhận khác về những nấc thang mùa nước đổ từ trên cao.
Anh Pascol Chabriel - phi công người Pháp hào hứng: "Tôi đã tham gia bay nhiều nơi nhưng Mù Cang Chải thực sự là điểm bay lý tưởng. Nếu "mùa vàng” cho tôi thu vào tầm mắt một bức tranh cánh đồng vàng nằm trên thung lũng giữa núi non trùng điệp thì mùa nước đổ nhìn từ trên cao thơ mộng và đẹp lạ thường với gam màu của đất, của nước cùng nền trời xanh phản chiếu để tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, mê hoặc. Chắc chắn tôi sẽ còn nhiều lần trở lại!”.
Năm 2017 còn để lại ấn tượng với du khách bởi Tuần Văn hóa du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Lễ hội bưởi Đại Minh và đua thuyền trên hồ Thác Bà lần đầu tiên được tổ chức. Với hàng loạt các sự kiện, nhằm tôn vinh các giá trị tài nguyên, lịch sử, văn hóa, Yên Bái xác định, đây là cơ hội lớn nhằm nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của cộng đồng, khích lệ nhân dân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống. Đồng thời cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đến du khách trong và ngoài nước.
Góp phần không nhỏ cho sự thành công của du lịch Yên Bái trong năm qua đó là sự vào cuộc của cộng đồng dân cư bản địa trong các hoạt động lễ hội và du lịch dịch vụ. Nổi bật là hoạt động du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi đến với các bản Kim Nọi, Hua Khắt, xã Nậm Khắt (Mù Cang Chải); bản Vũ Linh vùng Đông hồ Thác Bà; bản Sà Rèn, bản Đêu (thị xã Nghĩa Lộ)... Mô hình du lịch homestay ngày càng thu hút đông du khách ưa khám phá trải nghiệm văn hóa bản địa.
Du khách nước ngoài tìm hiểu về cách làm đệm của người Thái Mường Lò.
Anh Trương Tuấn Trung đến từ quận 4, thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn homestay Tư Nguyệt ở bản Thái, xã Kim Nọi, huyện Mù Chải cho chuyến du lịch của mình, anh chia sẻ: "Lần đầu tiên lên với Mù Cang Chải, cảnh thì tuyệt đẹp rồi nhưng sự thân thiện, hồn hậu, chất phác và mến khách của người dân bản địa đã chạm đến trái tim tôi”. Như thế có thể thấy, ngoài những tiềm năng, thế mạnh, cảnh đẹp của thiên nhiên thì con người thân thiện và mến khách đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách, là sức hút để họ quay trở lại.
Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra, đồng thời đạt mục tiêu sẽ đón và phục vụ 510.000 lượt khách trong năm 2018, theo Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lê Thị Thanh Bình: "Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng đến sản phẩm mới nhưng vẫn đảm bảo tính đặc trưng riêng có của tỉnh nhằm tạo nên sức hút riêng. Trước hết, trong năm 2018 sẽ hoàn thiện Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây, trong đó nhấn mạnh đến du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Đồng thời, nâng cao chất lượng trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển du lịch”.
Phát triển du lịch gắn với sự tham gia của cộng đồng địa phương, phát huy được giá trị văn hóa bản địa, bản sắc của các dân tộc đang là hướng đi đúng của tỉnh Yên Bái. Thành công của Năm Du lịch Yên Bái 2017 không chỉ tạo đà cho du lịch Yên Bái cất cánh trong những năm tới mà còn góp phần thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao vị thế, hình ảnh, để Yên Bái sẽ thực sự là điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình khám phá vòng cung Tây Bắc của du khách trong năm 2018 và những năm tiếp theo.