Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, Kế hoạch số 197 ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025, công tác thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch đã được Yên Bái quan tâm, qua đó thu được những kết quả tích cực, góp phần làm thay đổi bộ mặt của tỉnh.
Dự án Khu trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng của Tập đoàn Hoa Sen đang được triển khai thi công. (Ảnh: Thanh Miền)
Từ những tiềm năng, thế mạnh và những chính sách thu hút đầu tư phù hợp, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp có tên tuổi trong nước đã đầu tư vào lĩnh vực du lịch thương mại của tỉnh. Điển hình có thể kể đến Tập đoàn Vingroup đã đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại Vincom Plazza Yên Bái với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng.
Đây là một dự án thương mại có quy mô lớn nhất tại thành phố Yên Bái đã góp phần nâng tầm và đưa thành phố Yên Bái ngày càng phát triển hiện đại hơn. Nhờ có sự hiện diện của chuỗi thương hiệu bán lẻ uy tín của Tập đoàn Vingroup như hệ thống Siêu thị VinMart với hơn 25.000 sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm an toàn với giá thành hợp lý; Siêu thị điện máy VinPro - nơi luôn cập nhật các sản phẩm công nghệ mới và hiện đại.
Cùng các cụm nhà hàng nổi tiếng như King BBQ, Jollibee, Lotteria, Chingu, Rainbow Yogurt… vốn đã quen thuộc tại các thành phố lớn, thu hút nhiều du khách và người dân địa phương đến tham quan và mua sắm tại Vincom Plaza Yên Bái.
Tiếp đến có thể kể đến Tập đoàn Hoa Sen với Dự án Khu trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và tổ chức sự kiện tại Yên Bái. Khởi công cuối tháng 5/2016, với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, đây là dự án bất động sản, dịch vụ và du lịch đầu tiên của Tập đoàn Hoa Sen, đánh dấu bước tiến mới của một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tôn thép tại Việt Nam và Đông Nam Á bước sang lĩnh vực hoàn toàn mới.
Dự án bao gồm 1 tòa nhà 15 tầng có tổng diện tích sàn 74.410 m2, được xây dựng thành khu phức hợp cung cấp các hạng mục đa dạng như: trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị khách sạn 4 sao, nhà hàng tiệc cưới, quán cafe, căn hộ cao cấp.
Hiện nay, công trình đang được khẩn trương thi công hoàn thiện khách sạn 4 sao thấp tầng, trung tâm thương mại, trung tâm tổ chức hội nghị nhà hàng tiệc quán, quán cafe, bãi đỗ xe đa chức năng…
Giai đoạn 2 từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020, sẽ hoàn thiện các mục còn lại của dự án gồm: khách sạn 4 sao cao tầng, mở rộng khách sạn 4 sao thấp tầng, căn hộ.
Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, Dự án hứa hẹn sẽ mang đến những bước chuyển mình rõ rệt cho thành phố Yên Bái nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung, góp phần đánh thức tiềm năng và đẩy mạnh phát triển du lịch Yên Bái trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai.
Cùng phát triển du lịch thương mại tại trung tâm tỉnh lỵ, một số dự án du lịch tại các địa phương cũng đang được triển khai. Trong đó, có thể kể đến Dự án đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng An Bình trên khu vực hồ Thác Bà, thuộc xã Tân Hương, huyện Yên Bình của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương nghiệp (ITD).
Với kinh phí đầu tư đến hết năm 2017 là 35 tỷ đồng, hiện nhà thầu đã đầu tư xây dựng 2.000 m2 nhà dịch vụ, 500 m2 đường nội bộ. Dự kiến, hết năm 2018, hình thành khu nhà đón tiếp; khu nghỉ dưỡng, khách sạn mini... để khai thác tiềm năng, thế mạnh của hồ Thác - một Hạ Long trên núi.
Còn tại các huyện lỵ phía Tây của tỉnh, một số dự án cũng được đầu tư bước đầu đã đánh thức các tiềm năng, lợi thế. Trước tiên, có thể kể đến Khu du lịch sinh thái Ecolodge tại bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải. Khu du lịch gồm 5 ngôi nhà được thiết kế kết hợp giữa kiến trúc mái nhà truyền thống của người Mông lợp bằng gỗ thông và nếp nhà sàn của người Thái.
Khu du lịch gồm phòng ăn, phòng trà và phòng ngủ lớn nhỏ với sức chứa trên 60 khách đi vào hoạt động tháng 7/2017, thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế từ các nước Pháp, Anh, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong đó, khách Pháp chiếm 50%.
Kế đến có thể kể đến Dự án Khu du lịch sinh thái Tú Lệ tại huyện Văn Chấn và các khu tham quan du lịch tại huyện Mù Cang Chải của Công ty cổ phần Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt. Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng toàn Dự án khoảng 15 ha gồm: Khu du lịch sinh thái xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn; thác nước tại bản Pú Cang, xã Nậm Khắt; Thác Mơ, xã Mồ Dề; bãi đá cổ xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
Hiện nay, Dự án khu nghỉ dưỡng Mù Cang Chải đang hoàn thiện, công trình xây dựng trên diện tích 6,5 ha, bao gồm 20 căn biệt thự VIP, biệt thự cao cấp theo tiêu chuẩn 4 sao, tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch phục vụ dự kiến đón trên 300 du khách trong một đêm. Đây cũng là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với nét văn hóa du lịch cộng đồng do Công ty TNHH LG Việt Nam thiết kế.
Hiện, Khu nghỉ dưỡng Mù Cang Chải với tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, đã hoàn thiện xây dựng phần thô, dự kiến năm 2020 đi vào hoạt động. Dự án du lịch sinh thái Tú Lệ, huyện Văn Chấn với tổng vốn đầu tư 26 tỷ đồng gồm 2 hạng mục: xây dựng 20 nhà sàn phục vụ du khách và cải tạo động Tiên Nữ. Hiện nay, động Tiên Nữ đã chính thức khai trương đón những du khách đầu tiên vào tham quan, trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho những người khám phá trên cung đường Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải.
Phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2025 huy động trên 11.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch và các thiết chế văn hóa, du lịch; trong đó, thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp và xã hội hóa là 10.000 tỷ đồng. Từ những giải pháp triển khai, hạ tầng du lịch của tỉnh đang được tỉnh và các nhà đầu tư xây dựng, từ đó đánh thức những tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như bộ mặt của tỉnh.
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, Kế hoạch số 197 ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025, công tác thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch đã được Yên Bái quan tâm, qua đó thu được những kết quả tích cực, góp phần làm thay đổi bộ mặt của tỉnh.Từ những tiềm năng, thế mạnh và những chính sách thu hút đầu tư phù hợp, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp có tên tuổi trong nước đã đầu tư vào lĩnh vực du lịch thương mại của tỉnh. Điển hình có thể kể đến Tập đoàn Vingroup đã đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại Vincom Plazza Yên Bái với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng.
Đây là một dự án thương mại có quy mô lớn nhất tại thành phố Yên Bái đã góp phần nâng tầm và đưa thành phố Yên Bái ngày càng phát triển hiện đại hơn. Nhờ có sự hiện diện của chuỗi thương hiệu bán lẻ uy tín của Tập đoàn Vingroup như hệ thống Siêu thị VinMart với hơn 25.000 sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm an toàn với giá thành hợp lý; Siêu thị điện máy VinPro - nơi luôn cập nhật các sản phẩm công nghệ mới và hiện đại.
Cùng các cụm nhà hàng nổi tiếng như King BBQ, Jollibee, Lotteria, Chingu, Rainbow Yogurt… vốn đã quen thuộc tại các thành phố lớn, thu hút nhiều du khách và người dân địa phương đến tham quan và mua sắm tại Vincom Plaza Yên Bái.
Tiếp đến có thể kể đến Tập đoàn Hoa Sen với Dự án Khu trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và tổ chức sự kiện tại Yên Bái. Khởi công cuối tháng 5/2016, với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, đây là dự án bất động sản, dịch vụ và du lịch đầu tiên của Tập đoàn Hoa Sen, đánh dấu bước tiến mới của một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tôn thép tại Việt Nam và Đông Nam Á bước sang lĩnh vực hoàn toàn mới.
Dự án bao gồm 1 tòa nhà 15 tầng có tổng diện tích sàn 74.410 m2, được xây dựng thành khu phức hợp cung cấp các hạng mục đa dạng như: trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị khách sạn 4 sao, nhà hàng tiệc cưới, quán cafe, căn hộ cao cấp.
Hiện nay, công trình đang được khẩn trương thi công hoàn thiện khách sạn 4 sao thấp tầng, trung tâm thương mại, trung tâm tổ chức hội nghị nhà hàng tiệc quán, quán cafe, bãi đỗ xe đa chức năng…
Giai đoạn 2 từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020, sẽ hoàn thiện các mục còn lại của dự án gồm: khách sạn 4 sao cao tầng, mở rộng khách sạn 4 sao thấp tầng, căn hộ.
Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, Dự án hứa hẹn sẽ mang đến những bước chuyển mình rõ rệt cho thành phố Yên Bái nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung, góp phần đánh thức tiềm năng và đẩy mạnh phát triển du lịch Yên Bái trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai.
Cùng phát triển du lịch thương mại tại trung tâm tỉnh lỵ, một số dự án du lịch tại các địa phương cũng đang được triển khai. Trong đó, có thể kể đến Dự án đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng An Bình trên khu vực hồ Thác Bà, thuộc xã Tân Hương, huyện Yên Bình của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương nghiệp (ITD).
Với kinh phí đầu tư đến hết năm 2017 là 35 tỷ đồng, hiện nhà thầu đã đầu tư xây dựng 2.000 m2 nhà dịch vụ, 500 m2 đường nội bộ. Dự kiến, hết năm 2018, hình thành khu nhà đón tiếp; khu nghỉ dưỡng, khách sạn mini... để khai thác tiềm năng, thế mạnh của hồ Thác - một Hạ Long trên núi.
Còn tại các huyện lỵ phía Tây của tỉnh, một số dự án cũng được đầu tư bước đầu đã đánh thức các tiềm năng, lợi thế. Trước tiên, có thể kể đến Khu du lịch sinh thái Ecolodge tại bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải. Khu du lịch gồm 5 ngôi nhà được thiết kế kết hợp giữa kiến trúc mái nhà truyền thống của người Mông lợp bằng gỗ thông và nếp nhà sàn của người Thái.
Khu du lịch gồm phòng ăn, phòng trà và phòng ngủ lớn nhỏ với sức chứa trên 60 khách đi vào hoạt động tháng 7/2017, thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế từ các nước Pháp, Anh, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong đó, khách Pháp chiếm 50%.
Kế đến có thể kể đến Dự án Khu du lịch sinh thái Tú Lệ tại huyện Văn Chấn và các khu tham quan du lịch tại huyện Mù Cang Chải của Công ty cổ phần Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt. Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng toàn Dự án khoảng 15 ha gồm: Khu du lịch sinh thái xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn; thác nước tại bản Pú Cang, xã Nậm Khắt; Thác Mơ, xã Mồ Dề; bãi đá cổ xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
Hiện nay, Dự án khu nghỉ dưỡng Mù Cang Chải đang hoàn thiện, công trình xây dựng trên diện tích 6,5 ha, bao gồm 20 căn biệt thự VIP, biệt thự cao cấp theo tiêu chuẩn 4 sao, tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch phục vụ dự kiến đón trên 300 du khách trong một đêm. Đây cũng là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với nét văn hóa du lịch cộng đồng do Công ty TNHH LG Việt Nam thiết kế.
Hiện, Khu nghỉ dưỡng Mù Cang Chải với tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, đã hoàn thiện xây dựng phần thô, dự kiến năm 2020 đi vào hoạt động. Dự án du lịch sinh thái Tú Lệ, huyện Văn Chấn với tổng vốn đầu tư 26 tỷ đồng gồm 2 hạng mục: xây dựng 20 nhà sàn phục vụ du khách và cải tạo động Tiên Nữ. Hiện nay, động Tiên Nữ đã chính thức khai trương đón những du khách đầu tiên vào tham quan, trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho những người khám phá trên cung đường Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải.
Phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2025 huy động trên 11.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch và các thiết chế văn hóa, du lịch; trong đó, thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp và xã hội hóa là 10.000 tỷ đồng. Từ những giải pháp triển khai, hạ tầng du lịch của tỉnh đang được tỉnh và các nhà đầu tư xây dựng, từ đó đánh thức những tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như bộ mặt của tỉnh.