Nếu ai đó nhắc đến Văn Yên mà không nói về cây quế thì quả thật chưa đầy đủ. Thật chứ sao không bởi miền đất này nức danh nhờ cây quế đã lâu, lâu lắm rồi.
Một cây quế giống bảo tồn nguồn gen ở thôn Khe Đóm 1, xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên.
Lưu truyền câu chuyện kể của các thế hệ tiếp nối sinh sống nơi đây khó lòng thiếu những tháng năm đưa cây quế sang sông, những đồi quế Bác Hồ… để hôm nay hiện hữu một vùng quế nguyên liệu “vàng xanh” đáng giá của địa phương anh hùng.
Phải là lịch sử, là quá khứ, là truyền thống để con trẻ hôm nay, muôn sau vun bồi tràn trề tinh thần tự hào, gìn giữ, phát huy trên đường dài tương lai đi tới. Không có lịch sử đó, không đẹp thời hiện tại. Mà hiện tại đẹp tươi này, ngày mai đã lại thành quá khứ. Giá trị đích thực của cây quế hiển nhiên gắn bó máu thịt với cuộc sống của đồng bào người Dao. Mối quan hệ mật thiết chỉ có thể duy trì, tồn tại khi đôi bên thực sự cần nhau, nhờ nhau phát triển tốt hơn.
Đồng bào Dao có cây quế mà thoát đói nghèo, vươn lên làm giàu. Mỗi độ xuân sang, cây quế lại ươm xanh hy vọng cho bao gia đình khi lên đồi, bén rễ, ăn sâu, vươn cao. Chẳng hề nhỏ đâu, mỗi mùa xuân ấy, quế bao phủ trên diện tích 1.600 - 1.800 ha. Vòng đời cây quế mang đến bao vụ ba, vụ tám thu hoạch cho cuộc sống của đồng bào Dao thì biết đếm thế nào cho xuể. Duy niềm vui có bát cơm đầy, áo quần lành ấm, nhà cửa khang trang… cứ rõ thực như ban ngày. Quế vì thế đương nhiên trở thành cây trồng chủ lực. Vậy nên cây quế đương nhiên ngọt lành lắm, đương nhiên nồng ấm lắm, đương nhiên phát triển lắm. Văn Yên nổi tiếng có vùng quế lớn nhất tỉnh Yên Bái với chất lượng cao đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Nói chuyện cây quế mà chỉ nhắc đến giá trị kinh tế đối với cuộc sống của đồng bào Dao thì quả thật chưa trọn vẹn dù không thể phủ nhận là vui mắt, ấm lòng khi ngắm nhìn những ngôi nhà khang trang, cao rộng lần lượt xuất hiện nơi bản Dao. Từ khi sinh ra rồi đi cùng suốt cuộc đời mỗi con người, cây quế gần gũi, thân thuộc như cơm ăn, nước uống, không khí để thở và một không gian quế xanh bạt ngàn.
Quế để tránh gió, quế để trừ tà. Những cây quế, đồi quế, rừng quế còn là của hồi môn của cha mẹ dành cho các con lúc đến tuổi lập gia đình. Rừng quế đã gắn cùng tên người chủ, định danh suốt đời họ.
Nơi những rừng quế trở thành chốn hẹn hò và nên duyên bền phận của các cặp vợ chồng, khởi nguồn cho sự sinh sôi và sự bắt đầu không ngừng nghỉ. Cây quế tự nhiên mà sâu lắng đi vào câu hát Páo dung giao duyên, hát ru, múa gông trồng quế mùa xuân trên những bản người Dao… Sợi dây gắn kết về mặt tinh thần của đồng bào Dao đối với cây quế khó có thể tìm câu nói nào sâu sắc hơn câu này của chính họ: “Người là quế mà quế lại là người”.
Người Dao qua đó đã không còn tách bạch đâu là quế, đâu là người, đơn giản bởi “tuy hai mà một”, trong cái này có cái kia, nhìn thứ này thấy thứ kia. Thật ra, ngẫm sâu hơn nữa, câu nói ấy tựa một lời tri ân của đồng bào Dao dành cho một loài cây đã buồn, vui, khổ, sướng… cùng cuộc đời mình. Sự công nhận mối quan hệ “là một” giữa con người và cây quế chính là lời tri ân đẹp đẽ nhất, gan ruột nhất của những người Dao bản địa. Cũng thật không dễ để tưởng tượng rằng, nếu cuộc sống của đồng bào Dao không có cây quế…
Hai năm qua là liên tiếp hai lần huyện Văn Yên tổ chức lễ hội quế. Sự vinh danh cây quế cũng như đưa cây quế ngày càng đi xa hơn sẽ đem đến nhiều giá trị hơn nữa cả về kinh tế lẫn tinh thần cho địa phương, cho đồng bào Dao. Những kế hoạch, dự định phát triển cây quế gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng quế, khám phá cuộc sống với bản sắc văn hóa độc đáo của người Dao bản địa hứa hẹn sự hấp dẫn, mới lạ. Một lần đã đến, du khách chắc chắn trong lòng mình sẽ lưu lại ký ức tươi đẹp với vùng quế người Dao và với Văn Yên - miền đất nhớ!
Theo Báo Yên Bái
Nếu ai đó nhắc đến Văn Yên mà không nói về cây quế thì quả thật chưa đầy đủ. Thật chứ sao không bởi miền đất này nức danh nhờ cây quế đã lâu, lâu lắm rồi.Lưu truyền câu chuyện kể của các thế hệ tiếp nối sinh sống nơi đây khó lòng thiếu những tháng năm đưa cây quế sang sông, những đồi quế Bác Hồ… để hôm nay hiện hữu một vùng quế nguyên liệu “vàng xanh” đáng giá của địa phương anh hùng.
Phải là lịch sử, là quá khứ, là truyền thống để con trẻ hôm nay, muôn sau vun bồi tràn trề tinh thần tự hào, gìn giữ, phát huy trên đường dài tương lai đi tới. Không có lịch sử đó, không đẹp thời hiện tại. Mà hiện tại đẹp tươi này, ngày mai đã lại thành quá khứ. Giá trị đích thực của cây quế hiển nhiên gắn bó máu thịt với cuộc sống của đồng bào người Dao. Mối quan hệ mật thiết chỉ có thể duy trì, tồn tại khi đôi bên thực sự cần nhau, nhờ nhau phát triển tốt hơn.
Đồng bào Dao có cây quế mà thoát đói nghèo, vươn lên làm giàu. Mỗi độ xuân sang, cây quế lại ươm xanh hy vọng cho bao gia đình khi lên đồi, bén rễ, ăn sâu, vươn cao. Chẳng hề nhỏ đâu, mỗi mùa xuân ấy, quế bao phủ trên diện tích 1.600 - 1.800 ha. Vòng đời cây quế mang đến bao vụ ba, vụ tám thu hoạch cho cuộc sống của đồng bào Dao thì biết đếm thế nào cho xuể. Duy niềm vui có bát cơm đầy, áo quần lành ấm, nhà cửa khang trang… cứ rõ thực như ban ngày. Quế vì thế đương nhiên trở thành cây trồng chủ lực. Vậy nên cây quế đương nhiên ngọt lành lắm, đương nhiên nồng ấm lắm, đương nhiên phát triển lắm. Văn Yên nổi tiếng có vùng quế lớn nhất tỉnh Yên Bái với chất lượng cao đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Nói chuyện cây quế mà chỉ nhắc đến giá trị kinh tế đối với cuộc sống của đồng bào Dao thì quả thật chưa trọn vẹn dù không thể phủ nhận là vui mắt, ấm lòng khi ngắm nhìn những ngôi nhà khang trang, cao rộng lần lượt xuất hiện nơi bản Dao. Từ khi sinh ra rồi đi cùng suốt cuộc đời mỗi con người, cây quế gần gũi, thân thuộc như cơm ăn, nước uống, không khí để thở và một không gian quế xanh bạt ngàn.
Quế để tránh gió, quế để trừ tà. Những cây quế, đồi quế, rừng quế còn là của hồi môn của cha mẹ dành cho các con lúc đến tuổi lập gia đình. Rừng quế đã gắn cùng tên người chủ, định danh suốt đời họ.
Nơi những rừng quế trở thành chốn hẹn hò và nên duyên bền phận của các cặp vợ chồng, khởi nguồn cho sự sinh sôi và sự bắt đầu không ngừng nghỉ. Cây quế tự nhiên mà sâu lắng đi vào câu hát Páo dung giao duyên, hát ru, múa gông trồng quế mùa xuân trên những bản người Dao… Sợi dây gắn kết về mặt tinh thần của đồng bào Dao đối với cây quế khó có thể tìm câu nói nào sâu sắc hơn câu này của chính họ: “Người là quế mà quế lại là người”.
Người Dao qua đó đã không còn tách bạch đâu là quế, đâu là người, đơn giản bởi “tuy hai mà một”, trong cái này có cái kia, nhìn thứ này thấy thứ kia. Thật ra, ngẫm sâu hơn nữa, câu nói ấy tựa một lời tri ân của đồng bào Dao dành cho một loài cây đã buồn, vui, khổ, sướng… cùng cuộc đời mình. Sự công nhận mối quan hệ “là một” giữa con người và cây quế chính là lời tri ân đẹp đẽ nhất, gan ruột nhất của những người Dao bản địa. Cũng thật không dễ để tưởng tượng rằng, nếu cuộc sống của đồng bào Dao không có cây quế…
Hai năm qua là liên tiếp hai lần huyện Văn Yên tổ chức lễ hội quế. Sự vinh danh cây quế cũng như đưa cây quế ngày càng đi xa hơn sẽ đem đến nhiều giá trị hơn nữa cả về kinh tế lẫn tinh thần cho địa phương, cho đồng bào Dao. Những kế hoạch, dự định phát triển cây quế gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng quế, khám phá cuộc sống với bản sắc văn hóa độc đáo của người Dao bản địa hứa hẹn sự hấp dẫn, mới lạ. Một lần đã đến, du khách chắc chắn trong lòng mình sẽ lưu lại ký ức tươi đẹp với vùng quế người Dao và với Văn Yên - miền đất nhớ!