Để trở thành huyện du lịch, Mù Cang Chải xác định 5 khâu đột phá để tập trung triển khai, đó là: kết nối, thị trường, sản phẩm, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, nhân lực du lịch.
Từ năm 2022, việc triển khai chương trình bảo tồn giữ gìn nghề thêu, dệt thổ cẩm dân tộc Mông sẽ được triển khai thí điểm trong trường học.
Đây là một mục tiêu quan trọng mà Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Mặc dù hiện nay chưa có quy định về "huyện du lịch”, song Mù Cang Chải đã đề xuất một số tiêu chí trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh theo quy định của Luật Du lịch năm 2017, được cụ thể hóa bằng 16 chỉ tiêu để từng bước triển khai thực hiện theo kế hoạch, lộ trình cụ thể.
Nhận diện lợi thế, bất cập
Phải khẳng định rằng, Mù Cang Chải có lợi thế lớn khi đang là điểm đến đặc biệt hấp dẫn, dành được nhiều sự quan tâm và lựa chọn ưu tiên của nhiều khách du lịch.
Chị Nguyễn Thanh Thủy - du khách đến từ Hà Nội cho biết: "Mù Cang Chải thu hút tôi bằng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ của ruộng bậc thang, màu xanh bạt ngàn của núi rừng với những giá trị nguyên sơ của thiên nhiên và con người. Tôi thích đi du lịch một mình và tôi thường chọn những điểm như Mù Cang Chải là điểm đến sau khoảng thời gian vùi đầu vào công việc. Sự yên bình, nhẹ nhàng, gần gũi của thiên nhiên và con người khiến tôi thấy rất thư giãn và thoải mái”.
Với những danh lam, thắng cảnh và truyền thống văn hóa mang đậm tính đặc thù, thiên nhiên hoang sơ, chưa chịu nhiều sự tác động của quá trình đô thị hóa, sản phẩm du lịch Mù Cang Chải được đánh giá phù hợp với xu hướng của thời đại. Sức hút từ du lịch cùng với những cơ chế thông thoáng của chính quyền huyện đã dành được nhiều sự quan tâm, nhìn nhận của các doanh nghiệp đang có ý tưởng đầu tư trên địa bàn huyện, tạo động lực thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật du lịch, đáp ứng yêu cầu đa dạng của du khách.
Chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh, sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện, tạo động lực cho du lịch huyện ngày càng phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyên nghiệp, bản sắc, thân thiện, an toàn.
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển du lịch, song là địa phương xuất phát muộn trong lĩnh vực này, du lịch huyện Mù Cang Chải đang đứng trước những thách thức do năng lực cạnh tranh của ngành còn non yếu, chất lượng, hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững như: phụ thuộc vào ruộng bậc thang, trong khi các tài nguyên khác chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả; tính mùa vụ của du lịch; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, ít các dịch vụ gia tăng, chất lượng dịch vụ chưa cao, thiếu các chương trình, các hoạt động hấp dẫn cho khách du lịch tại các điểm tham quan, đặc biệt là tại các điểm du lịch cộng đồng để có thể làm cho chuyến đi của khách du lịch trở nên có ý nghĩa hơn và giữ chân họ ở lại lâu hơn…
Huyện Mù Cang Chải sẽ tăng cường phát triển du lịch sự kiện thông qua việc phục hồi và tổ chức các lễ hội hàng năm. Trong ảnh: Lễ hội Giã bánh dày năm 2022.
5 khâu đột phá
Để trở thành huyện du lịch, Mù Cang Chải xác định được 5 khâu đột phá để tập trung triển khai, đó là: kết nối; thị trường; sản phẩm; cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng; nhân lực du lịch. Về kết nối, huyện tăng cường kết nối về giao thông với Hà Nội, các trung tâm du lịch và đô thị như thành phố Yên Bái, Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La); kết nối tạo sản phẩm với các trung tâm du lịch trong và ngoài vùng.
Về thị trường du lịch, huyện xác định giai đoạn 2021 - 2023 tập trung vào phân khúc khách nội địa, khai thác các thị trường gần, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường bộ, tập trung vào nguồn khách có thu nhập vừa phải, học sinh, sinh viên; thu hút thị trường quốc tế truyền thống của Mù Cang Chải như: khách châu Âu (Pháp, Anh, Đức), châu Mỹ (Mỹ, Canada).
Giai đoạn 2024 - 2025, tập trung mở rộng thị trường khách du lịch, hướng đến nhiều thị phần khách du lịch cao cấp và trung cấp với các đối tượng khách chính là khách nghỉ cuối tuần chủ yếu từ thủ đô Hà Nội, các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; khách du lịch thích khám phá.
Xác định được thị trường, các sản phẩm du lịch chủ đạo của huyện được định hướng phát triển gồm: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm. Đồng thời, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch bổ trợ: du lịch lịch sử - văn hóa; trải nghiệm Mù Cang Chải về đêm, các hoạt động mua sắm, vui chơi, giải trí...
Phát triển sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch: du lịch trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo; du lịch gắn với các sản phẩm OCOP; bay ngắm cảnh Mù Cang Chải bằng máy bay trực thăng, lễ hội hoa Đỗ quyên, giải đua xe mô tô địa hình ATV, đua xe đạp địa hình, giải Marathon khám phá ruộng bậc thang, giải Marathon tổng hợp (bơi, chạy, đi bộ).
Tiếp đó, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch. Hiện nay, Mù Cang Chải đã và đang tiếp tục thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư các cơ sở lưu trú cao cấp, các khu nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, khu phức hợp thương mại…
Giai đoạn từ nay đến 2025 sẽ thu hút đầu tư khoảng 2 - 3 dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, thương mại dịch vụ hiện có đặc biệt là các homestay; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật: bãi đỗ xe, đường giao thông, điểm ngắm cảnh, khu dịch vụ… tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; đầu tư hạ tầng kỹ thuật và môi trường cho các làng du lịch cộng đồng. Nhân lực du lịch cũng được quan tâm phát triển cả về chất và lượng thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, đưa giáo dục hướng nghiệp du lịch vào các trường phổ thông.
16 chỉ tiêu để xây dựng huyện du lịch
Nhận diện được những lợi thế, bất lợi, xác định được các khâu đột phá, Mù Cang Chải đã đưa ra 16 chỉ tiêu cụ thể để xây dựng huyện du lịch với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm du lịch chất lượng cao, bản sắc, hấp dẫn, có thương hiệu, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm đến "Bản sắc, an toàn, thân thiện”.
Từ đó, huyện đã phân công, xác định nhiệm vụ, lộ trình, cụ thể hóa các nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn, đảm bảo mọi nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị.
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Cùng với một số chỉ tiêu cơ bản về du lịch như: tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, lượt khách, doanh thu từ du lịch… thì huyện Mù Cang Chải cũng đặt ra một số chỉ tiêu mới như: có thêm 5 sản phẩm du lịch hoặc sản phẩm phục vụ du lịch được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh...
Hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận 3 điểm du lịch đảm bảo kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; xây dựng 1 tuyến phố đi bộ, văn hóa, ẩm thực gắn với hoạt động kinh tế đêm tại trung tâm thị trấn; phủ sóng Wifi miễn phí tại khu vực trung tâm thị trấn; lắp đặt bổ sung hệ thống máy rút tiền tự động; tổ chức 30 lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển du lịch và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho trên 1.200 người…
Đây là những chỉ tiêu cũng là nhiệm vụ để huyện triển khai thực hiện trong thời gian tới, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ thời gian thực hiện.
Song song với các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng huyện du lịch, huyện Mù Cang Chải cũng xác định trước mắt cần phải phục hồi du lịch sau một khoảng thời gian dài bị đóng băng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngay sau khi mở cửa du lịch, huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công Chương trình "Mùa nước đổ” năm 2022 gắn với tổ chức Ngày hội Thống nhất, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 với các chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian; tổ chức các hoạt động trải nghiệm canh tác ruộng bậc thang, gieo cấy ruộng, trồng ngô, hái mận; khám phá các giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc Mông, Thái; tham quan cảnh quan thiên nhiên Mù Cang Chải; tổ chức các chợ phiên vùng cao; các hoạt động văn hoá, văn nghệ do các đội văn nghệ du kích các xã, thị trấn đảm nhiệm phục vụ du khách.
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn nhân dân trong công tác chuẩn bị, tổ chức kiểm tra các nhà hàng, nhà nghỉ, điểm du lịch được tổ chức thường xuyên, không có tình trạng lợi dụng lễ hội để chèn ép khách du lịch, tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Đến nay, toàn huyện đã đón 94.585 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 63,2 tỷ đồng.
Theo Báo Yên Bái
Để trở thành huyện du lịch, Mù Cang Chải xác định 5 khâu đột phá để tập trung triển khai, đó là: kết nối, thị trường, sản phẩm, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, nhân lực du lịch.Đây là một mục tiêu quan trọng mà Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Mặc dù hiện nay chưa có quy định về "huyện du lịch”, song Mù Cang Chải đã đề xuất một số tiêu chí trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh theo quy định của Luật Du lịch năm 2017, được cụ thể hóa bằng 16 chỉ tiêu để từng bước triển khai thực hiện theo kế hoạch, lộ trình cụ thể.
Nhận diện lợi thế, bất cập
Phải khẳng định rằng, Mù Cang Chải có lợi thế lớn khi đang là điểm đến đặc biệt hấp dẫn, dành được nhiều sự quan tâm và lựa chọn ưu tiên của nhiều khách du lịch.
Chị Nguyễn Thanh Thủy - du khách đến từ Hà Nội cho biết: "Mù Cang Chải thu hút tôi bằng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ của ruộng bậc thang, màu xanh bạt ngàn của núi rừng với những giá trị nguyên sơ của thiên nhiên và con người. Tôi thích đi du lịch một mình và tôi thường chọn những điểm như Mù Cang Chải là điểm đến sau khoảng thời gian vùi đầu vào công việc. Sự yên bình, nhẹ nhàng, gần gũi của thiên nhiên và con người khiến tôi thấy rất thư giãn và thoải mái”.
Với những danh lam, thắng cảnh và truyền thống văn hóa mang đậm tính đặc thù, thiên nhiên hoang sơ, chưa chịu nhiều sự tác động của quá trình đô thị hóa, sản phẩm du lịch Mù Cang Chải được đánh giá phù hợp với xu hướng của thời đại. Sức hút từ du lịch cùng với những cơ chế thông thoáng của chính quyền huyện đã dành được nhiều sự quan tâm, nhìn nhận của các doanh nghiệp đang có ý tưởng đầu tư trên địa bàn huyện, tạo động lực thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật du lịch, đáp ứng yêu cầu đa dạng của du khách.
Chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh, sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện, tạo động lực cho du lịch huyện ngày càng phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyên nghiệp, bản sắc, thân thiện, an toàn.
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển du lịch, song là địa phương xuất phát muộn trong lĩnh vực này, du lịch huyện Mù Cang Chải đang đứng trước những thách thức do năng lực cạnh tranh của ngành còn non yếu, chất lượng, hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững như: phụ thuộc vào ruộng bậc thang, trong khi các tài nguyên khác chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả; tính mùa vụ của du lịch; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, ít các dịch vụ gia tăng, chất lượng dịch vụ chưa cao, thiếu các chương trình, các hoạt động hấp dẫn cho khách du lịch tại các điểm tham quan, đặc biệt là tại các điểm du lịch cộng đồng để có thể làm cho chuyến đi của khách du lịch trở nên có ý nghĩa hơn và giữ chân họ ở lại lâu hơn…
Huyện Mù Cang Chải sẽ tăng cường phát triển du lịch sự kiện thông qua việc phục hồi và tổ chức các lễ hội hàng năm. Trong ảnh: Lễ hội Giã bánh dày năm 2022.
5 khâu đột phá
Để trở thành huyện du lịch, Mù Cang Chải xác định được 5 khâu đột phá để tập trung triển khai, đó là: kết nối; thị trường; sản phẩm; cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng; nhân lực du lịch. Về kết nối, huyện tăng cường kết nối về giao thông với Hà Nội, các trung tâm du lịch và đô thị như thành phố Yên Bái, Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La); kết nối tạo sản phẩm với các trung tâm du lịch trong và ngoài vùng.
Về thị trường du lịch, huyện xác định giai đoạn 2021 - 2023 tập trung vào phân khúc khách nội địa, khai thác các thị trường gần, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường bộ, tập trung vào nguồn khách có thu nhập vừa phải, học sinh, sinh viên; thu hút thị trường quốc tế truyền thống của Mù Cang Chải như: khách châu Âu (Pháp, Anh, Đức), châu Mỹ (Mỹ, Canada).
Giai đoạn 2024 - 2025, tập trung mở rộng thị trường khách du lịch, hướng đến nhiều thị phần khách du lịch cao cấp và trung cấp với các đối tượng khách chính là khách nghỉ cuối tuần chủ yếu từ thủ đô Hà Nội, các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; khách du lịch thích khám phá.
Xác định được thị trường, các sản phẩm du lịch chủ đạo của huyện được định hướng phát triển gồm: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm. Đồng thời, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch bổ trợ: du lịch lịch sử - văn hóa; trải nghiệm Mù Cang Chải về đêm, các hoạt động mua sắm, vui chơi, giải trí...
Phát triển sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch: du lịch trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo; du lịch gắn với các sản phẩm OCOP; bay ngắm cảnh Mù Cang Chải bằng máy bay trực thăng, lễ hội hoa Đỗ quyên, giải đua xe mô tô địa hình ATV, đua xe đạp địa hình, giải Marathon khám phá ruộng bậc thang, giải Marathon tổng hợp (bơi, chạy, đi bộ).
Tiếp đó, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch. Hiện nay, Mù Cang Chải đã và đang tiếp tục thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư các cơ sở lưu trú cao cấp, các khu nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, khu phức hợp thương mại…
Giai đoạn từ nay đến 2025 sẽ thu hút đầu tư khoảng 2 - 3 dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, thương mại dịch vụ hiện có đặc biệt là các homestay; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật: bãi đỗ xe, đường giao thông, điểm ngắm cảnh, khu dịch vụ… tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; đầu tư hạ tầng kỹ thuật và môi trường cho các làng du lịch cộng đồng. Nhân lực du lịch cũng được quan tâm phát triển cả về chất và lượng thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, đưa giáo dục hướng nghiệp du lịch vào các trường phổ thông.
16 chỉ tiêu để xây dựng huyện du lịch
Nhận diện được những lợi thế, bất lợi, xác định được các khâu đột phá, Mù Cang Chải đã đưa ra 16 chỉ tiêu cụ thể để xây dựng huyện du lịch với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm du lịch chất lượng cao, bản sắc, hấp dẫn, có thương hiệu, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm đến "Bản sắc, an toàn, thân thiện”.
Từ đó, huyện đã phân công, xác định nhiệm vụ, lộ trình, cụ thể hóa các nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn, đảm bảo mọi nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị.
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Cùng với một số chỉ tiêu cơ bản về du lịch như: tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, lượt khách, doanh thu từ du lịch… thì huyện Mù Cang Chải cũng đặt ra một số chỉ tiêu mới như: có thêm 5 sản phẩm du lịch hoặc sản phẩm phục vụ du lịch được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh...
Hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận 3 điểm du lịch đảm bảo kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; xây dựng 1 tuyến phố đi bộ, văn hóa, ẩm thực gắn với hoạt động kinh tế đêm tại trung tâm thị trấn; phủ sóng Wifi miễn phí tại khu vực trung tâm thị trấn; lắp đặt bổ sung hệ thống máy rút tiền tự động; tổ chức 30 lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển du lịch và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho trên 1.200 người…
Đây là những chỉ tiêu cũng là nhiệm vụ để huyện triển khai thực hiện trong thời gian tới, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ thời gian thực hiện.
Song song với các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng huyện du lịch, huyện Mù Cang Chải cũng xác định trước mắt cần phải phục hồi du lịch sau một khoảng thời gian dài bị đóng băng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngay sau khi mở cửa du lịch, huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công Chương trình "Mùa nước đổ” năm 2022 gắn với tổ chức Ngày hội Thống nhất, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 với các chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian; tổ chức các hoạt động trải nghiệm canh tác ruộng bậc thang, gieo cấy ruộng, trồng ngô, hái mận; khám phá các giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc Mông, Thái; tham quan cảnh quan thiên nhiên Mù Cang Chải; tổ chức các chợ phiên vùng cao; các hoạt động văn hoá, văn nghệ do các đội văn nghệ du kích các xã, thị trấn đảm nhiệm phục vụ du khách.
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn nhân dân trong công tác chuẩn bị, tổ chức kiểm tra các nhà hàng, nhà nghỉ, điểm du lịch được tổ chức thường xuyên, không có tình trạng lợi dụng lễ hội để chèn ép khách du lịch, tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Đến nay, toàn huyện đã đón 94.585 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 63,2 tỷ đồng.