Làm du lịch đã và đang được nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tại các địa phương của huyện Văn Chấn lựa chọn trong phát triển kinh tế gia đình. Đâu là nền tảng cho sự thành công của họ trong hướng đi này?
Du khách trải nghiệm hái chè shan qua trang phục và cách hái chè của người Mông xã Suối Giàng
Với những tán cây cổ thụ nguyên vẻ hoang sơ, những rừng trúc mướt xanh, những ngọn núi đá kỳ vĩ, hang động ẩn chứa vẻ huyền bí trên diện tích khoảng 4 ha giữa không khí trong lành, mát mẻ, "Cốc Tình” đã trở thành một điểm thăm quan của nhiều du khách ưa thích khám phá, tận hưởng thiên nhiên của núi rừng khi đến với Suối Giàng (Văn Chấn). Chủ nhân của Cốc Tình là vợ chồng chị Vàng Thị Rua - người Mông ở thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng.
Không muốn kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào nương đồi như nhiều gia đình ở địa phương, vợ chồng chị Rua luôn suy nghĩ tìm hướng phát triển kinh tế. Nhận thấy du lịch địa phương đang trên đà phát triển, vợ chồng chị Rua tính đến việc làm du lịch.
Bỏ công sức đi tham quan, học tập mô hình du lịch ở một số nơi, rồi suy ngẫm kỹ lưỡng về các điều kiện thực tế của địa phương, của gia đình, vợ chồng chị nhận thấy ngoài cây chè Shan tuyết thì khí hậu, thiên nhiên trong lành, mát mẻ chính là ưu thế của địa phương trong du lịch. Hướng đến mô hình du lịch gắn với thiên nhiên, tận dụng ưu thế của tự nhiên, anh chị quyết định cải tạo một góc khu rừng nguyên sơ để làm du lịch.
Kiến tạo thêm những lối đi men theo vách đá, những cây cầu nho nhỏ nối những khu vực trong rừng, khai thác hệ thống hang động tự nhiên, cần mẫn, kiên trì biến một góc rừng thành một điểm đến thân thiện. Tự tay bê từng phiến đá, viên gạch, khúc gỗ, đoạn tre… làm cầu, làm đường, cuối cùng năm 2018, vợ chồng chị Rua đã bắt đầu mở cửa "Cốc Tình” đón khách thăm quan.
"Nhiều du khách thích thú khi được tận hưởng không gian yên tĩnh và khí hậu mát mẻ ở đây. Chính phong cảnh tự nhiên của rừng với những tán cây cổ thụ, những bông hoa chuối rừng đỏ rực hay sự rêu phong của những khóm dương sỉ… giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cảm giác thanh bình. Đến giờ, Cốc Tình đã đón hàng ngàn lượt du khách tới tham quan” - chị Vàng Thị Rua chia sẻ.
Cũng tận dụng lợi thế thiên nhiên là nguồn khoáng nóng tự nhiên có trên địa bàn, gia đình chị Lường Thị Hường - dân tộc Thái, tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh (Văn Chấn) đã đầu tư làm homestay mang tên Homestay Huy Hường và đặc biệt là mở dịch vụ tắm khoáng nóng tự nhiên tại Homestay.
Ngay giữa khuôn viên của Homestay, gia đình chị Hường đầu tư xây dựng một bể tắm khoáng nóng tự nhiên phục vụ nhu cầu của du khách muốn tắm khoáng nóng trong không gian ngoài trời. Đồng thời, Homestay của gia đình cũng có các phòng tắm riêng phục vụ nhu cầu tắm khoáng nóng trong không gian riêng tư của du khách. Chị Hường còn kết hợp tắm nước nóng với tắm nước lá thuốc của người Dao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn của khách.
"Khách đến Homestay sử dụng dịch vụ tắm khoáng nóng thường đông hơn vào mùa đông. Có khách đến từ Hà Nội mà 1 tuần lên tắm 2, 3 lần. Có khách ở homestay cả tuần để tắm khoáng nóng. Rất nhiều khách đã cảm nhận được tác dụng của nguồn khoáng nóng tự nhiên này với sức khỏe của họ nên sau đó đã lựa chọn quay lại đây” - chị Lường Thị Hường chia sẻ.
Cùng với dịch vụ nguồn khoáng nóng, chị Hường chú trọng tới nhu cầu ẩm thực của du khách và đáp ứng nhu cầu giao lưu, thưởng thức văn hóa bản địa của du khách. Chị Hường cũng cho biết, Homestay đang liên kết với các địa điểm du lịch trong tỉnh như ở Suối Giàng (Văn Chấn), Trạm Tấu, Mù Cang Chải và ở bản Lát (Hòa Bình) trong quảng bá du lịch và thu hút du khách. Homestay Huy Hường đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Văn Chấn.
Làm du lịch đã và đang được nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tại các địa phương lựa chọn trong phát triển kinh tế gia đình. Biết tranh thủ, tận dụng, phát huy những lợi thế tự nhiên sẵn có của địa phương cùng với sự năng động, sáng tạo và quyết tâm vươn lên là nền tảng cho sự thành công của họ trong hướng đi này.
Theo Báo Yên Bái
Làm du lịch đã và đang được nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tại các địa phương của huyện Văn Chấn lựa chọn trong phát triển kinh tế gia đình. Đâu là nền tảng cho sự thành công của họ trong hướng đi này?Với những tán cây cổ thụ nguyên vẻ hoang sơ, những rừng trúc mướt xanh, những ngọn núi đá kỳ vĩ, hang động ẩn chứa vẻ huyền bí trên diện tích khoảng 4 ha giữa không khí trong lành, mát mẻ, "Cốc Tình” đã trở thành một điểm thăm quan của nhiều du khách ưa thích khám phá, tận hưởng thiên nhiên của núi rừng khi đến với Suối Giàng (Văn Chấn). Chủ nhân của Cốc Tình là vợ chồng chị Vàng Thị Rua - người Mông ở thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng.
Không muốn kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào nương đồi như nhiều gia đình ở địa phương, vợ chồng chị Rua luôn suy nghĩ tìm hướng phát triển kinh tế. Nhận thấy du lịch địa phương đang trên đà phát triển, vợ chồng chị Rua tính đến việc làm du lịch.
Bỏ công sức đi tham quan, học tập mô hình du lịch ở một số nơi, rồi suy ngẫm kỹ lưỡng về các điều kiện thực tế của địa phương, của gia đình, vợ chồng chị nhận thấy ngoài cây chè Shan tuyết thì khí hậu, thiên nhiên trong lành, mát mẻ chính là ưu thế của địa phương trong du lịch. Hướng đến mô hình du lịch gắn với thiên nhiên, tận dụng ưu thế của tự nhiên, anh chị quyết định cải tạo một góc khu rừng nguyên sơ để làm du lịch.
Kiến tạo thêm những lối đi men theo vách đá, những cây cầu nho nhỏ nối những khu vực trong rừng, khai thác hệ thống hang động tự nhiên, cần mẫn, kiên trì biến một góc rừng thành một điểm đến thân thiện. Tự tay bê từng phiến đá, viên gạch, khúc gỗ, đoạn tre… làm cầu, làm đường, cuối cùng năm 2018, vợ chồng chị Rua đã bắt đầu mở cửa "Cốc Tình” đón khách thăm quan.
"Nhiều du khách thích thú khi được tận hưởng không gian yên tĩnh và khí hậu mát mẻ ở đây. Chính phong cảnh tự nhiên của rừng với những tán cây cổ thụ, những bông hoa chuối rừng đỏ rực hay sự rêu phong của những khóm dương sỉ… giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cảm giác thanh bình. Đến giờ, Cốc Tình đã đón hàng ngàn lượt du khách tới tham quan” - chị Vàng Thị Rua chia sẻ.
Cũng tận dụng lợi thế thiên nhiên là nguồn khoáng nóng tự nhiên có trên địa bàn, gia đình chị Lường Thị Hường - dân tộc Thái, tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh (Văn Chấn) đã đầu tư làm homestay mang tên Homestay Huy Hường và đặc biệt là mở dịch vụ tắm khoáng nóng tự nhiên tại Homestay.
Ngay giữa khuôn viên của Homestay, gia đình chị Hường đầu tư xây dựng một bể tắm khoáng nóng tự nhiên phục vụ nhu cầu của du khách muốn tắm khoáng nóng trong không gian ngoài trời. Đồng thời, Homestay của gia đình cũng có các phòng tắm riêng phục vụ nhu cầu tắm khoáng nóng trong không gian riêng tư của du khách. Chị Hường còn kết hợp tắm nước nóng với tắm nước lá thuốc của người Dao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn của khách.
"Khách đến Homestay sử dụng dịch vụ tắm khoáng nóng thường đông hơn vào mùa đông. Có khách đến từ Hà Nội mà 1 tuần lên tắm 2, 3 lần. Có khách ở homestay cả tuần để tắm khoáng nóng. Rất nhiều khách đã cảm nhận được tác dụng của nguồn khoáng nóng tự nhiên này với sức khỏe của họ nên sau đó đã lựa chọn quay lại đây” - chị Lường Thị Hường chia sẻ.
Cùng với dịch vụ nguồn khoáng nóng, chị Hường chú trọng tới nhu cầu ẩm thực của du khách và đáp ứng nhu cầu giao lưu, thưởng thức văn hóa bản địa của du khách. Chị Hường cũng cho biết, Homestay đang liên kết với các địa điểm du lịch trong tỉnh như ở Suối Giàng (Văn Chấn), Trạm Tấu, Mù Cang Chải và ở bản Lát (Hòa Bình) trong quảng bá du lịch và thu hút du khách. Homestay Huy Hường đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Văn Chấn.
Làm du lịch đã và đang được nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tại các địa phương lựa chọn trong phát triển kinh tế gia đình. Biết tranh thủ, tận dụng, phát huy những lợi thế tự nhiên sẵn có của địa phương cùng với sự năng động, sáng tạo và quyết tâm vươn lên là nền tảng cho sự thành công của họ trong hướng đi này.