Lên Mù Cang Chải những ngày này, đâu đâu cũng một sắc hồng rực rỡ của hoa Tớ dày (đào rừng). Mỗi cây như một bó hoa khổng lồ rực rỡ đón chào ngay ven đường vào phố huyện, chỗ lại thấp thoáng điểm xuyết trong xanh sâu rừng già, có chỗ hoa chảy tràn thung lũng, rợp mọi lối đi khiến du khách không thể rời mắt.
Mùa hoa chỉ kéo dài chừng một tháng vào dịp tết đón tết Dương lịch, cũng là dịp tết của người Mông hàng năm. Tớ dày rạng rỡ che lấp cái hanh hao, lạnh giá u sầu của mùa đông, giống như nàng công chúa khoe xiêm y tìm người ưng ý. Những vạt rừng rực hồng, những con đường trải đầy loài hoa thuộc họ Mai anh đào như trong những thước phim của Nhật Bản khiến du khách cứ miên man, miệt mài trong cảm xúc.
Mang nét giống với Mai anh đào, chỉ khác là cây đào rừng của xứ Mù Cang mang trong mình nét cứng cỏi, khỏe khoắn, khoe sắc hồng tươi bất chấp không gian sương gió có phần khắc nghiệt.
Với người Mông ở Mù Cang Chải, hoa tớ dày báo hiệu mùa xuân sớm. Hoa nở vào đúng dịp tết của người Mông, nhuộm thắm cả sườn đồi. Không chỉ trên những triền núi, trong sân vườn của người dân bản cũng rực rỡ sắc đào rừng cổ thụ.
Hoa tớ dày nở cũng báo hiệu bắt đầu một mùa vụ mới. Người dân nơi đây lại chuẩn bị những nông cụ, chọn lọc những hạt giống tốt để gieo trồng. Người Mông có câu: "Làm mùa xem hoa Tớ dày/ Xây lứa đôi xem đôi bàn tay”.
Với rất nhiều ý nghĩa gắn với đời sống văn hóa tinh thần của người Mông, nay kết hợp làm du lịch nên trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã có nhiều hành động quyết liệt bảo vệ những rừng hoa tớ dày tự nhiên và vận động nhân dân trồng mới. Trong đó, phải kể đến cuộc vận động mỗi cán bộ, đảng viên trồng từ 2 - 5 cây hoa tớ dày; mỗi trường học, đơn vị công sở trồng 30 cây; các xã, thị trấn trồng tại trụ sở, hai bên đường đi...
Cùng với đó, chính quyền các địa phương tuyên truyền mạnh mẽ người dân về việc bảo vệ hoa tớ dày. Những chế tài xử lý mạnh mẽ theo đúng quy định trong Luật Lâm nghiệp được áp dụng đã hạn chế tối đa việc đào cây tớ dày mang ra khỏi rừng. Nhờ đó, số lượng cây tớ dày ở Mù Cang Chải ngày càng phát triển.
Những vạt hoa tớ dày được tái hiện trong tranh của các họa sỹ.
Hoa Tớ dày ở Mù Cang Chải phân bố tự nhiên và mọc nhiều tại các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình, Lao Chải, Khao Mang, dọc theo suối Nậm Kim và nhiều nhất ở La Pán Tẩn.
Đúng như lời chia sẻ của bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện từ mùa hoa năm trước, năm nay, Lễ hội hoa tớ dày lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 24/12 tới đây.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Sắc thắm Tớ dày Mù Cang Chải”; triển lãm ảnh nghệ thuật "Sắc thắm hoa Tớ dày”; Giải đánh quay người Mông huyện Mù Cang Chải, "Hành trình săn mây-Khám phá hoa Tớ dày Mù Cang Chải”.
Cùng đó là các tour du lịch trải nghiệm ngắm hoa Tớ dày, Chợ xuân Mù Cang Chải, Chương trình nghệ thuật chào xuân 2023 "Sắc xuân Mù Cang Chải” với màn diễu diễn đường phố chủ đề "Người Mông xuống phố vui Xuân”, Lễ hội giã bánh dày năm 2023.
Trong thời gian diễn ra Lễ hội, du khách còn được tham gia trải nghiệm sẽ tổ chức các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian của đồng bào Mông như đi cà kheo, kéo co, nhảy bao bố, ném còn, ném pao, hát giao duyên, múa khèn... tại các xã trên địa bàn huyện.
Với lịch trình các hoạt động dày đặc mà huyện Mù Cang Chải đưa ra, có thể thấy, tới Lễ hội hoa tớ dày du khách sẽ được trải nghiệm nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn. Với Lễ hội hoa tớ dày lần đầu tiên tổ chức, huyện Mù Cang Chải đang hướng đến mục tiêu du lịch bốn mùa qua việc khai thác nhiều sản phẩm du lịch khác không chỉ với ruộng bậc thang.
Du lịch Mù Cang Chải đang đi đúng hướng khi nỗ lực giữ trọn được vẻ đẹp thuần tự nhiên, hạn chế bê tông hóa với việc đẩy mạnh phát triển loại hình ăn nghỉ homestay với phương châm một điểm du lịch nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch, khai thác và gìn giữ văn hóa dân tộc Mông... trong lộ trình xây dựng huyện du lịch vào năm 2025.
Theo Báo Yên Bái
Lên Mù Cang Chải những ngày này, đâu đâu cũng một sắc hồng rực rỡ của hoa Tớ dày (đào rừng). Mỗi cây như một bó hoa khổng lồ rực rỡ đón chào ngay ven đường vào phố huyện, chỗ lại thấp thoáng điểm xuyết trong xanh sâu rừng già, có chỗ hoa chảy tràn thung lũng, rợp mọi lối đi khiến du khách không thể rời mắt.Mùa hoa chỉ kéo dài chừng một tháng vào dịp tết đón tết Dương lịch, cũng là dịp tết của người Mông hàng năm. Tớ dày rạng rỡ che lấp cái hanh hao, lạnh giá u sầu của mùa đông, giống như nàng công chúa khoe xiêm y tìm người ưng ý. Những vạt rừng rực hồng, những con đường trải đầy loài hoa thuộc họ Mai anh đào như trong những thước phim của Nhật Bản khiến du khách cứ miên man, miệt mài trong cảm xúc.
Mang nét giống với Mai anh đào, chỉ khác là cây đào rừng của xứ Mù Cang mang trong mình nét cứng cỏi, khỏe khoắn, khoe sắc hồng tươi bất chấp không gian sương gió có phần khắc nghiệt.
Với người Mông ở Mù Cang Chải, hoa tớ dày báo hiệu mùa xuân sớm. Hoa nở vào đúng dịp tết của người Mông, nhuộm thắm cả sườn đồi. Không chỉ trên những triền núi, trong sân vườn của người dân bản cũng rực rỡ sắc đào rừng cổ thụ.
Hoa tớ dày nở cũng báo hiệu bắt đầu một mùa vụ mới. Người dân nơi đây lại chuẩn bị những nông cụ, chọn lọc những hạt giống tốt để gieo trồng. Người Mông có câu: "Làm mùa xem hoa Tớ dày/ Xây lứa đôi xem đôi bàn tay”.
Với rất nhiều ý nghĩa gắn với đời sống văn hóa tinh thần của người Mông, nay kết hợp làm du lịch nên trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã có nhiều hành động quyết liệt bảo vệ những rừng hoa tớ dày tự nhiên và vận động nhân dân trồng mới. Trong đó, phải kể đến cuộc vận động mỗi cán bộ, đảng viên trồng từ 2 - 5 cây hoa tớ dày; mỗi trường học, đơn vị công sở trồng 30 cây; các xã, thị trấn trồng tại trụ sở, hai bên đường đi...
Cùng với đó, chính quyền các địa phương tuyên truyền mạnh mẽ người dân về việc bảo vệ hoa tớ dày. Những chế tài xử lý mạnh mẽ theo đúng quy định trong Luật Lâm nghiệp được áp dụng đã hạn chế tối đa việc đào cây tớ dày mang ra khỏi rừng. Nhờ đó, số lượng cây tớ dày ở Mù Cang Chải ngày càng phát triển.
Những vạt hoa tớ dày được tái hiện trong tranh của các họa sỹ.
Hoa Tớ dày ở Mù Cang Chải phân bố tự nhiên và mọc nhiều tại các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình, Lao Chải, Khao Mang, dọc theo suối Nậm Kim và nhiều nhất ở La Pán Tẩn.
Đúng như lời chia sẻ của bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện từ mùa hoa năm trước, năm nay, Lễ hội hoa tớ dày lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 24/12 tới đây.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Sắc thắm Tớ dày Mù Cang Chải”; triển lãm ảnh nghệ thuật "Sắc thắm hoa Tớ dày”; Giải đánh quay người Mông huyện Mù Cang Chải, "Hành trình săn mây-Khám phá hoa Tớ dày Mù Cang Chải”.
Cùng đó là các tour du lịch trải nghiệm ngắm hoa Tớ dày, Chợ xuân Mù Cang Chải, Chương trình nghệ thuật chào xuân 2023 "Sắc xuân Mù Cang Chải” với màn diễu diễn đường phố chủ đề "Người Mông xuống phố vui Xuân”, Lễ hội giã bánh dày năm 2023.
Trong thời gian diễn ra Lễ hội, du khách còn được tham gia trải nghiệm sẽ tổ chức các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian của đồng bào Mông như đi cà kheo, kéo co, nhảy bao bố, ném còn, ném pao, hát giao duyên, múa khèn... tại các xã trên địa bàn huyện.
Với lịch trình các hoạt động dày đặc mà huyện Mù Cang Chải đưa ra, có thể thấy, tới Lễ hội hoa tớ dày du khách sẽ được trải nghiệm nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn. Với Lễ hội hoa tớ dày lần đầu tiên tổ chức, huyện Mù Cang Chải đang hướng đến mục tiêu du lịch bốn mùa qua việc khai thác nhiều sản phẩm du lịch khác không chỉ với ruộng bậc thang.
Du lịch Mù Cang Chải đang đi đúng hướng khi nỗ lực giữ trọn được vẻ đẹp thuần tự nhiên, hạn chế bê tông hóa với việc đẩy mạnh phát triển loại hình ăn nghỉ homestay với phương châm một điểm du lịch nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch, khai thác và gìn giữ văn hóa dân tộc Mông... trong lộ trình xây dựng huyện du lịch vào năm 2025.