Một năm “bắt tay” cùng nhau vượt qua khó khăn, phát triển du lịch, 5 huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cùng Mường La, Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã bước đầu tạo được mối liên kết, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú.
Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện Mù Cang Chải tại Ngày hội hoa sơn tra năm 2023 xã Ngọc Chiến, huyện Mường La
Một trong những liên kết tiền đề để thúc đẩy du lịch là sự hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tạo liên kết vùng cho 5 huyện. Với nội dung này, các huyện đã chủ động rà soát, ưu tiên các nguồn lực đầu tư, kể cả nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng kế hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã, nội xã, nội thôn và các tuyến giao thông kết nối với các khu, điểm du lịch... Trong năm 2023, cả 5 huyện đã triển khai và khởi công xây dựng mới trên 30 công trình giao thông với khoảng 452 km, kết nối các huyện, các xã, bản, các khu, điểm du lịch…
Tiêu biểu như huyện Trạm Tấu triển khai Dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La) với quy mô đường cấp V miền núi, tổng chiều dài tuyến khoảng 16 km với tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng. Huyện Mù Cang Chải khởi công tuyến đường vành đai kết nối tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện với nguồn vốn đầu tư 148 tỷ đồng. Huyện Mường La triển khai thi công cứng hóa 9 km tuyến đường từ trung tâm xã Ngọc Chiến đi xã Xà Hồ (Trạm Tấu) với khối lượng hoàn thành ước đạt 20%...
Nhờ sự kết nối này, việc di chuyển giữa các huyện và nội huyện từng bước trở nên thuận tiện, nhanh chóng. Cùng với đó, việc phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ lưu trú theo hướng tiện nghi, văn minh. Trên địa bàn 5 huyện hiện nay đã phát triển được gần 290 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, có 2 khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp và 5 hợp tác xã; nhiều homestay đã hoàn thiện các tiêu chuẩn để được công nhận sản phẩm OCOP.
5 huyện cũng đã liên kết tổ chức thành công một số lễ hội, ngày hội, sự kiện văn hóa, du lịch gắn với việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương đến với du khách. Dấu ấn mạnh mẽ trong năm 2023 có lẽ là sản phẩm du lịch mang tên "Ngày hội hoa sơn tra” được tổ chức tại 2 khu vực là huyện Mường La và Mù Cang Chải vào giữa tháng 3.
Ông Trần Trung Kiên - Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết: "Khi ấy, tại huyện Mù Cang Chải đã tổ chức các đêm văn nghệ bản sắc, trải nghiệm ngắm Rừng hoa sơn tra cổ Lùng Cúng (Nậm Có), Háng Gàng, Hú Trù Lình (Lao Chải), bay dù lượn… Các hoạt động này cùng với chương trình du lịch tổ chức ở huyện Mường La đã kết nối tạo ra sản phẩm du lịch mới đặc sắc với tour du lịch khép kín từ trải nghiệm bay dù lượn, ngắm Di tích Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải đến tắm khoáng nóng Ngọc Chiến - Mường La, trải nghiệm leo núi Tà Chì Nhù - Trạm Tấu… đã thu hút một lượng khá lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm”.
Có thể thấy, sự liên kết giữa 5 huyện đã giúp mở rộng không gian du lịch, phát huy thế mạnh của các địa phương, hình thành sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, nâng cao sức cạnh tranh, tạo sức mạnh quảng bá, xúc tiến điểm đến chung. 5 huyện đã bước đầu cùng nhau khai thác thế mạnh về du lịch theo hướng quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa của từng địa phương, thiết kế các điểm đến theo các mối liên kết của từng vùng. Cùng đó, trao đổi học tập kinh nghiệm, cùng nhau tháo gỡ khó khăn trong việc phát triển du lịch ở các vùng giáp ranh. Nhờ đó, năm 2023, tổng số du khách đến với 5 huyện đạt trên 950.000 lượt, riêng 3 huyện của tỉnh Yên Bái đã thu hút 708.000 lượt, doanh thu từ du lịch đạt 640 tỷ đồng.
Hiện nay, liên kết được đánh giá là một trong những định hướng quan trọng để đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Liên kết hiệu quả, bền vững giúp du lịch các địa phương không những "đi xa” mà còn "đi nhanh”, "đi cùng nhau”.
Theo Báo Yên Bái
Một năm “bắt tay” cùng nhau vượt qua khó khăn, phát triển du lịch, 5 huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cùng Mường La, Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã bước đầu tạo được mối liên kết, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú.Một trong những liên kết tiền đề để thúc đẩy du lịch là sự hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tạo liên kết vùng cho 5 huyện. Với nội dung này, các huyện đã chủ động rà soát, ưu tiên các nguồn lực đầu tư, kể cả nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng kế hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã, nội xã, nội thôn và các tuyến giao thông kết nối với các khu, điểm du lịch... Trong năm 2023, cả 5 huyện đã triển khai và khởi công xây dựng mới trên 30 công trình giao thông với khoảng 452 km, kết nối các huyện, các xã, bản, các khu, điểm du lịch…
Tiêu biểu như huyện Trạm Tấu triển khai Dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La) với quy mô đường cấp V miền núi, tổng chiều dài tuyến khoảng 16 km với tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng. Huyện Mù Cang Chải khởi công tuyến đường vành đai kết nối tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện với nguồn vốn đầu tư 148 tỷ đồng. Huyện Mường La triển khai thi công cứng hóa 9 km tuyến đường từ trung tâm xã Ngọc Chiến đi xã Xà Hồ (Trạm Tấu) với khối lượng hoàn thành ước đạt 20%...
Nhờ sự kết nối này, việc di chuyển giữa các huyện và nội huyện từng bước trở nên thuận tiện, nhanh chóng. Cùng với đó, việc phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ lưu trú theo hướng tiện nghi, văn minh. Trên địa bàn 5 huyện hiện nay đã phát triển được gần 290 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, có 2 khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp và 5 hợp tác xã; nhiều homestay đã hoàn thiện các tiêu chuẩn để được công nhận sản phẩm OCOP.
5 huyện cũng đã liên kết tổ chức thành công một số lễ hội, ngày hội, sự kiện văn hóa, du lịch gắn với việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương đến với du khách. Dấu ấn mạnh mẽ trong năm 2023 có lẽ là sản phẩm du lịch mang tên "Ngày hội hoa sơn tra” được tổ chức tại 2 khu vực là huyện Mường La và Mù Cang Chải vào giữa tháng 3.
Ông Trần Trung Kiên - Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết: "Khi ấy, tại huyện Mù Cang Chải đã tổ chức các đêm văn nghệ bản sắc, trải nghiệm ngắm Rừng hoa sơn tra cổ Lùng Cúng (Nậm Có), Háng Gàng, Hú Trù Lình (Lao Chải), bay dù lượn… Các hoạt động này cùng với chương trình du lịch tổ chức ở huyện Mường La đã kết nối tạo ra sản phẩm du lịch mới đặc sắc với tour du lịch khép kín từ trải nghiệm bay dù lượn, ngắm Di tích Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải đến tắm khoáng nóng Ngọc Chiến - Mường La, trải nghiệm leo núi Tà Chì Nhù - Trạm Tấu… đã thu hút một lượng khá lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm”.
Có thể thấy, sự liên kết giữa 5 huyện đã giúp mở rộng không gian du lịch, phát huy thế mạnh của các địa phương, hình thành sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, nâng cao sức cạnh tranh, tạo sức mạnh quảng bá, xúc tiến điểm đến chung. 5 huyện đã bước đầu cùng nhau khai thác thế mạnh về du lịch theo hướng quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa của từng địa phương, thiết kế các điểm đến theo các mối liên kết của từng vùng. Cùng đó, trao đổi học tập kinh nghiệm, cùng nhau tháo gỡ khó khăn trong việc phát triển du lịch ở các vùng giáp ranh. Nhờ đó, năm 2023, tổng số du khách đến với 5 huyện đạt trên 950.000 lượt, riêng 3 huyện của tỉnh Yên Bái đã thu hút 708.000 lượt, doanh thu từ du lịch đạt 640 tỷ đồng.
Hiện nay, liên kết được đánh giá là một trong những định hướng quan trọng để đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Liên kết hiệu quả, bền vững giúp du lịch các địa phương không những "đi xa” mà còn "đi nhanh”, "đi cùng nhau”.