Ngày 20/6, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, du lịch các huyện, thị xã miền Tây của tỉnh năm 2024.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo Sở Công thương, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, một số sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND thị xã Nghĩa Lộ; đại biểu hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch các huyện, thị phía Tây của tỉnh.
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo Sở Công thương đã báo cáo nhanh một số kết quả tình hình kinh doanh du lịch, thương mại của tỉnh 6 tháng đầu năm.
Theo đó, 6 tháng qua, Sở Công Thương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu thực hiện phương án quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; hỗ trợ đăng tải thông tin, sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh trên sàn thương mại điện tử tỉnh; tạo mã QR mua bán trực tuyến cho 237 sản phẩm OCOP của tỉnh để giới thiệu, bán sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong, ngoài tỉnh và các hội nghị kết nối cung cầu.
Đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia các sản giao dịch thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước; triển khai các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2024; chỉ đạo các đơn vị kinh doanh lữ hành xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn phù hợp với thị trường khách hàng tiềm năng, đồng thời đưa ra các giải pháp thu hút khách du lịch nội địa, quốc tế đến Yên Bái.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường với nhiều hình thức, đặc biệt là các hình thức ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh tham gia tổ chức 4 hoạt động sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm tuyên truyền quảng bá du lịch Yên Bái đến du khách trong và ngoài nước.
Hoạt động xúc tiến thương mại bước đầu được đổi mới theo hướng kết hợp trực tiếp với trực tuyến. 100% sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP của tỉnh được giới thiệu trên các trang thương mại điện tử điện tử trong nước và quốc tế. Qua đó đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP của tỉnh. Cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh cũng đã có bước phát triển đáng kể.
Du lịch Yên Bái đã hình thành rõ nét 4 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh là du lịch hồ Thác Bà và sông Chảy, du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận, du lịch miền Tây và du lịch Bắc Trấn Yên - Văn Yên, song song với phát triển 5 dòng sản phẩm du lịch là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hài hòa với thiên nhiên; du lịch trải nghiệm và khám phá; du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số, lễ hội truyền thống; du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hóa; du lịch thể thao, vui chơi, giải trí; du lịch MICE (hoạt động du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện)...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nêu những khó khăn, vướng mắc như: cơ chế, chính sách mới, dự án mới phục vụ trực tiếp cho phát triển dịch vụ thương mại còn hạn chế, nhất là lĩnh vực thương mại điện tử; nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng chợ đạt tiêu chí chợ nông thôn mới nâng cao, phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn còn hạn chế, ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện phát triển ngành dịch vụ.
Nguồn lực xã hội để đầu tư cho phát triển hạ tầng thương mại còn ít, chưa hình thành cụm thương mại dịch vụ lớn mang tính liên kết khu vực, liên kết vùng, chưa có khu vực riêng để tổ chức hội chợ, triển lãm và các hoạt động ngoài trời khác; kinh phí dành cho công tác quảng bá xúc tiến còn hạn chế, chưa có những chương trình xúc tiến quy mô lớn và các chương trình xúc tiến tại nước ngoài.
Hạ tầng du lịch thiếu nhà đầu tư lớn, một số huyện có dư địa phát triển du lịch tốt nhưng quỹ đất dịch vụ lại rất hạn chế; cơ chế chính sách về thủ tục đất đai, nguồn vốn vay ưu đãi còn nhiều khó khăn, vướng mắc...
Giải đáp thắc mắc của đại diện các doanh nghiệp, HTX, lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị đã tập trung chỉ rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan để các đơn vị hoàn thiện, đặc biệt là về lĩnh vực phát triển du lịch, đất đai, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực của các doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực thương mại, du lịch tạo sản phẩm, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh.
Tuy nhiên để các doanh nghiệp, HTX phát triển hơn nữa trong lĩnh vực thương mại, du lịch, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, các huyện, thị tập trung rà soát các thủ tục về đất đai cho doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực phát triển du lịch xem đúng thủ tục trình tự hay chưa để có biện pháp tháo gỡ; sau hội nghị này phải rút ra những vướng mắc để báo cáo UBND tỉnh; đồng thời phải có sự chuyển biến rõ nét sau Hội nghị về các vấn đề mà các doanh nghiệp, HTX quan tâm.
Các sở ngành, các huyện, thị phối hợp chặt chẽ, tiếp cận các ý kiến của các doanh nghiệp, HTX để có định hướng phát triển sao cho hiệu quả nhất, theo đặc thù của từng địa phương để hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp, HTX; lĩnh vực nào thuộc thẩm quyền cấp huyện, thị phải tập trung tháo gỡ, lĩnh vực nào vượt quá thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh; tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại; tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch, thương mại; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng; phát triển hạ tầng thương mại nông thôn...
Trước đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi thăm Hợp tác xã Đầu tư thương mại và dịch vụ Mường Lò, phường Trung Tâm; Homestay Hồng Chung, bản Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi.
Theo Báo Yên Bái
Ngày 20/6, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, du lịch các huyện, thị xã miền Tây của tỉnh năm 2024.Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo Sở Công thương, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, một số sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND thị xã Nghĩa Lộ; đại biểu hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch các huyện, thị phía Tây của tỉnh.
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo Sở Công thương đã báo cáo nhanh một số kết quả tình hình kinh doanh du lịch, thương mại của tỉnh 6 tháng đầu năm.
Theo đó, 6 tháng qua, Sở Công Thương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu thực hiện phương án quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; hỗ trợ đăng tải thông tin, sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh trên sàn thương mại điện tử tỉnh; tạo mã QR mua bán trực tuyến cho 237 sản phẩm OCOP của tỉnh để giới thiệu, bán sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong, ngoài tỉnh và các hội nghị kết nối cung cầu.
Đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia các sản giao dịch thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước; triển khai các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2024; chỉ đạo các đơn vị kinh doanh lữ hành xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn phù hợp với thị trường khách hàng tiềm năng, đồng thời đưa ra các giải pháp thu hút khách du lịch nội địa, quốc tế đến Yên Bái.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường với nhiều hình thức, đặc biệt là các hình thức ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh tham gia tổ chức 4 hoạt động sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm tuyên truyền quảng bá du lịch Yên Bái đến du khách trong và ngoài nước.
Hoạt động xúc tiến thương mại bước đầu được đổi mới theo hướng kết hợp trực tiếp với trực tuyến. 100% sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP của tỉnh được giới thiệu trên các trang thương mại điện tử điện tử trong nước và quốc tế. Qua đó đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP của tỉnh. Cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh cũng đã có bước phát triển đáng kể.
Du lịch Yên Bái đã hình thành rõ nét 4 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh là du lịch hồ Thác Bà và sông Chảy, du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận, du lịch miền Tây và du lịch Bắc Trấn Yên - Văn Yên, song song với phát triển 5 dòng sản phẩm du lịch là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hài hòa với thiên nhiên; du lịch trải nghiệm và khám phá; du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số, lễ hội truyền thống; du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hóa; du lịch thể thao, vui chơi, giải trí; du lịch MICE (hoạt động du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện)...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nêu những khó khăn, vướng mắc như: cơ chế, chính sách mới, dự án mới phục vụ trực tiếp cho phát triển dịch vụ thương mại còn hạn chế, nhất là lĩnh vực thương mại điện tử; nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng chợ đạt tiêu chí chợ nông thôn mới nâng cao, phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn còn hạn chế, ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện phát triển ngành dịch vụ.
Nguồn lực xã hội để đầu tư cho phát triển hạ tầng thương mại còn ít, chưa hình thành cụm thương mại dịch vụ lớn mang tính liên kết khu vực, liên kết vùng, chưa có khu vực riêng để tổ chức hội chợ, triển lãm và các hoạt động ngoài trời khác; kinh phí dành cho công tác quảng bá xúc tiến còn hạn chế, chưa có những chương trình xúc tiến quy mô lớn và các chương trình xúc tiến tại nước ngoài.
Hạ tầng du lịch thiếu nhà đầu tư lớn, một số huyện có dư địa phát triển du lịch tốt nhưng quỹ đất dịch vụ lại rất hạn chế; cơ chế chính sách về thủ tục đất đai, nguồn vốn vay ưu đãi còn nhiều khó khăn, vướng mắc...
Giải đáp thắc mắc của đại diện các doanh nghiệp, HTX, lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị đã tập trung chỉ rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan để các đơn vị hoàn thiện, đặc biệt là về lĩnh vực phát triển du lịch, đất đai, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực của các doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực thương mại, du lịch tạo sản phẩm, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh.
Tuy nhiên để các doanh nghiệp, HTX phát triển hơn nữa trong lĩnh vực thương mại, du lịch, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, các huyện, thị tập trung rà soát các thủ tục về đất đai cho doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực phát triển du lịch xem đúng thủ tục trình tự hay chưa để có biện pháp tháo gỡ; sau hội nghị này phải rút ra những vướng mắc để báo cáo UBND tỉnh; đồng thời phải có sự chuyển biến rõ nét sau Hội nghị về các vấn đề mà các doanh nghiệp, HTX quan tâm.
Các sở ngành, các huyện, thị phối hợp chặt chẽ, tiếp cận các ý kiến của các doanh nghiệp, HTX để có định hướng phát triển sao cho hiệu quả nhất, theo đặc thù của từng địa phương để hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp, HTX; lĩnh vực nào thuộc thẩm quyền cấp huyện, thị phải tập trung tháo gỡ, lĩnh vực nào vượt quá thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh; tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại; tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch, thương mại; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng; phát triển hạ tầng thương mại nông thôn...
Trước đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi thăm Hợp tác xã Đầu tư thương mại và dịch vụ Mường Lò, phường Trung Tâm; Homestay Hồng Chung, bản Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi.