Lần đầu tiên, 51 Hội bản từ 18 tỉnh thành sẽ tham dự Festival thực hành tín ngưỡng Mẫu Thượng ngàn tại Yên Bái.
Hát hầu đồng tại lễ hội Mẫu thượng ngàn đền Đông Cuông. Ảnh: Báo Yên Bái
Thông tin được ông Dương Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái công bố tại họp báo hôm nay về lễ khai mạc Năm du lịch tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra ngày 19/5.
Tín ngưỡng Mẫu Thượng ngàn gắn với Đền thờ Mẫu Đông Cuông (huyện Văn Yên) sẽ được tái hiện lần đầu tiên tại Yên Bái.
Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn tại Đền Đông Cuông được tổ chức trong 2 đêm (20 - 21/5) với 51 Bản, hội ở 18 tỉnh, thành tham gia. Ban Tổ chức lựa chọn 6 giá hầu đồng tiêu biểu do các nghệ nhân ưu tú trình diễn.
Trước đó, ngày 1/12/2016, hồ sơ "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tín ngưỡng thờ Mẫu có giá trị đặc sắc bởi di sản này gắn liền với đời sống tinh thần và các phong tục tập quán văn hóa của người dân, được cộng đồng trân trọng và liên tục lưu truyền từ ngàn đời nay.
Cùng với Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn, các hoạt động quảng bá du lịch của Yên Bái cũng sẽ được tổ chức trong Năm du lịch Yên Bái 2017, gồm Festival dù lượn Khau Phạ; Tuần Văn hóa, du lịch Mường Lò; tham quan Di tích danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm ở thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, khám phá Hồ Thác Bà với lễ hội bưởi Đại Minh và đua thuyền trên Hồ Thác Bà.
Tỉnh ủy Yên Bái xác định 4 vùng du lịch trọng điểm của vùng, gồm: du lịch sinh thái hồ Thác Bà và đầm Vân Hội; Du lịch tâm linh vùng Nam Trấn Yên và huyện Văn Yên; Du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm vùng phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải). Tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Đầu năm 2017, tỉnh Yên Bái cũng ra quyết định chấm dứt tục treo trâu trên ngọn cây cho đến khi chết để làm lễ tế trong hội Đền Đông Cuông khi dư luận cho rằng đây là hủ tục có nhiều yếu tố phản cảm.
Đền Đông Cuông là ngôi đền cổ nằm bên dòng sông Hồng, thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, thờ Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và các vị anh hùng có công với đất nước. Năm 2009, Đền được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Lần đầu tiên, 51 Hội bản từ 18 tỉnh thành sẽ tham dự Festival thực hành tín ngưỡng Mẫu Thượng ngàn tại Yên Bái.Thông tin được ông Dương Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái công bố tại họp báo hôm nay về lễ khai mạc Năm du lịch tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra ngày 19/5.
Tín ngưỡng Mẫu Thượng ngàn gắn với Đền thờ Mẫu Đông Cuông (huyện Văn Yên) sẽ được tái hiện lần đầu tiên tại Yên Bái.
Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn tại Đền Đông Cuông được tổ chức trong 2 đêm (20 - 21/5) với 51 Bản, hội ở 18 tỉnh, thành tham gia. Ban Tổ chức lựa chọn 6 giá hầu đồng tiêu biểu do các nghệ nhân ưu tú trình diễn.
Trước đó, ngày 1/12/2016, hồ sơ "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tín ngưỡng thờ Mẫu có giá trị đặc sắc bởi di sản này gắn liền với đời sống tinh thần và các phong tục tập quán văn hóa của người dân, được cộng đồng trân trọng và liên tục lưu truyền từ ngàn đời nay.
Cùng với Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn, các hoạt động quảng bá du lịch của Yên Bái cũng sẽ được tổ chức trong Năm du lịch Yên Bái 2017, gồm Festival dù lượn Khau Phạ; Tuần Văn hóa, du lịch Mường Lò; tham quan Di tích danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm ở thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, khám phá Hồ Thác Bà với lễ hội bưởi Đại Minh và đua thuyền trên Hồ Thác Bà.
Tỉnh ủy Yên Bái xác định 4 vùng du lịch trọng điểm của vùng, gồm: du lịch sinh thái hồ Thác Bà và đầm Vân Hội; Du lịch tâm linh vùng Nam Trấn Yên và huyện Văn Yên; Du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm vùng phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải). Tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Đầu năm 2017, tỉnh Yên Bái cũng ra quyết định chấm dứt tục treo trâu trên ngọn cây cho đến khi chết để làm lễ tế trong hội Đền Đông Cuông khi dư luận cho rằng đây là hủ tục có nhiều yếu tố phản cảm.
Đền Đông Cuông là ngôi đền cổ nằm bên dòng sông Hồng, thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, thờ Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và các vị anh hùng có công với đất nước. Năm 2009, Đền được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.