Độ tháng Tư, tháng Năm, những rừng trẩu ở Khu du lịch sinh thái Nậm Đông sẽ nở hoa trắng muốt làm cho khung cảnh càng trở nên thơ mộng. Có những điểm vừa có rừng nguyên sinh vừa có thảm cỏ rộng giáp với chân suối, thuận lợi cho hoạt động cắm trại, khám phá và tắm suối.
Khu du lịch sinh thái Nậm Đông, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) là vùng sơn thủy hữu tình. Nơi đây chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng kinh tế, rộng hơn 350 ha, gồm các loại cây như: thông dầu, bồ đề, trẩu và các thảm tầng thực vật đa dạng, phong phú.
Độ tháng Tư, tháng Năm, những rừng trẩu nơi đây sẽ nở hoa trắng muốt làm cho khung cảnh càng trở nên thơ mộng. Có những điểm vừa có rừng nguyên sinh vừa có thảm cỏ rộng giáp với chân suối, thuận lợi cho hoạt động cắm trại, khám phá và tắm suối.
Nậm Đông tiếng Thái gọi là Nặm Đông, có nghĩa là dòng nước đầu nguồn chảy từ các rừng núi ra. Dòng Nậm Đông chảy qua địa phận của thôn dài hơn 3km. Dòng suối ở đầu nguồn nên lượng nước nhiều, trong mát, có các tảng đá to xung quanh, đôi bờ là rừng và những ruộng nương của đồng bào dân tộc Thái sinh sống.
Dọc bờ suối là hơn 200 hộ dân tộc Thái đen sinh sống với 3 thôn là: Nà Vặng, Nậm Đông 1 và Nậm Đông 2. Nơi đây còn có những ruộng bậc thang nhỏ xanh mướt. Cuộc sống của người dân nơi đây còn giữ nguyên được nét hoang sơ và đậm bản sắc văn hóa dân tộc từ kiến trúc nhà sàn, trang phục và nếp sinh hoạt.
Trước đây, đường lên Nậm Đông rất khó khăn vì là đường đất đá trơn trượt. Từ năm 2015, được sự đầu tư của Sở Giao thông - Vận tải, hiện nay, hơn 5 km đường lên Nậm Đông đã được bê tông hóa đến tận điểm giáp ranh với xã Túc Đán (Trạm Tấu). Gần đây, nhiều người đã tìm đến Nậm Đông để tổ chức các hoạt động như picnic, dã ngoại. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là các hoạt động tự phát của các đoàn.
Xã Nghĩa An và các hộ dân trên địa bàn chưa khai thác được thế mạnh du lịch của mình cũng như làm các dịch vụ phục vụ cho du lịch. Do đó, các đoàn đến du lịch, picnic ý thức chưa cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, còn đốt, nấu nướng trên các thảm cỏ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, nhất là nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
Nhiều điểm du lịch đẹp phải băng qua suối mà không có người dẫn đường, nguy hiểm đến tính mạng. Các đoàn du lịch thường gửi nhờ xe, tài sản tại hộ dân không thu vé nhưng người dân lại thường đi làm xa nên nguy cơ mất an toàn tài sản có thể xảy ra.
Ông Vì Ngọc Chình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: “Khu du lịch sinh thái Nậm Đông là một thế mạnh của xã để thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển. Do đó, để khai thác tốt Khu du lịch sinh thái Nậm Đông, thị xã Nghĩa Lộ cần có hướng dẫn cụ thể đối với xã để phối hợp với các hộ dân nơi có rừng làm tốt công tác phục vụ du lịch, khai thác thế mạnh của mình, tạo điều kiện mở các dịch vụ du lịch trên tinh thần thân thiện, mến khách, giá cả phải chăng, đảm bảo an toàn cho khách du lịch và đảm bảo môi trường sinh thái khu du lịch; khuyến khích người dân địa phương và cả các tư nhân, doanh nghiệp đầu tư du lịch sinh thái khép kín từ ăn uống, ngủ nghỉ đến tham quan thiên nhiên. Đồng thời, xã cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có quy hoạch cụ thể để bảo tồn phát triển cảnh quan thiên nhiên nơi đây”.
Theo Báo Yên Bái
Độ tháng Tư, tháng Năm, những rừng trẩu ở Khu du lịch sinh thái Nậm Đông sẽ nở hoa trắng muốt làm cho khung cảnh càng trở nên thơ mộng. Có những điểm vừa có rừng nguyên sinh vừa có thảm cỏ rộng giáp với chân suối, thuận lợi cho hoạt động cắm trại, khám phá và tắm suối.Khu du lịch sinh thái Nậm Đông, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) là vùng sơn thủy hữu tình. Nơi đây chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng kinh tế, rộng hơn 350 ha, gồm các loại cây như: thông dầu, bồ đề, trẩu và các thảm tầng thực vật đa dạng, phong phú.
Độ tháng Tư, tháng Năm, những rừng trẩu nơi đây sẽ nở hoa trắng muốt làm cho khung cảnh càng trở nên thơ mộng. Có những điểm vừa có rừng nguyên sinh vừa có thảm cỏ rộng giáp với chân suối, thuận lợi cho hoạt động cắm trại, khám phá và tắm suối.
Nậm Đông tiếng Thái gọi là Nặm Đông, có nghĩa là dòng nước đầu nguồn chảy từ các rừng núi ra. Dòng Nậm Đông chảy qua địa phận của thôn dài hơn 3km. Dòng suối ở đầu nguồn nên lượng nước nhiều, trong mát, có các tảng đá to xung quanh, đôi bờ là rừng và những ruộng nương của đồng bào dân tộc Thái sinh sống.
Dọc bờ suối là hơn 200 hộ dân tộc Thái đen sinh sống với 3 thôn là: Nà Vặng, Nậm Đông 1 và Nậm Đông 2. Nơi đây còn có những ruộng bậc thang nhỏ xanh mướt. Cuộc sống của người dân nơi đây còn giữ nguyên được nét hoang sơ và đậm bản sắc văn hóa dân tộc từ kiến trúc nhà sàn, trang phục và nếp sinh hoạt.
Trước đây, đường lên Nậm Đông rất khó khăn vì là đường đất đá trơn trượt. Từ năm 2015, được sự đầu tư của Sở Giao thông - Vận tải, hiện nay, hơn 5 km đường lên Nậm Đông đã được bê tông hóa đến tận điểm giáp ranh với xã Túc Đán (Trạm Tấu). Gần đây, nhiều người đã tìm đến Nậm Đông để tổ chức các hoạt động như picnic, dã ngoại. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là các hoạt động tự phát của các đoàn.
Xã Nghĩa An và các hộ dân trên địa bàn chưa khai thác được thế mạnh du lịch của mình cũng như làm các dịch vụ phục vụ cho du lịch. Do đó, các đoàn đến du lịch, picnic ý thức chưa cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, còn đốt, nấu nướng trên các thảm cỏ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, nhất là nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
Nhiều điểm du lịch đẹp phải băng qua suối mà không có người dẫn đường, nguy hiểm đến tính mạng. Các đoàn du lịch thường gửi nhờ xe, tài sản tại hộ dân không thu vé nhưng người dân lại thường đi làm xa nên nguy cơ mất an toàn tài sản có thể xảy ra.
Ông Vì Ngọc Chình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: “Khu du lịch sinh thái Nậm Đông là một thế mạnh của xã để thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển. Do đó, để khai thác tốt Khu du lịch sinh thái Nậm Đông, thị xã Nghĩa Lộ cần có hướng dẫn cụ thể đối với xã để phối hợp với các hộ dân nơi có rừng làm tốt công tác phục vụ du lịch, khai thác thế mạnh của mình, tạo điều kiện mở các dịch vụ du lịch trên tinh thần thân thiện, mến khách, giá cả phải chăng, đảm bảo an toàn cho khách du lịch và đảm bảo môi trường sinh thái khu du lịch; khuyến khích người dân địa phương và cả các tư nhân, doanh nghiệp đầu tư du lịch sinh thái khép kín từ ăn uống, ngủ nghỉ đến tham quan thiên nhiên. Đồng thời, xã cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có quy hoạch cụ thể để bảo tồn phát triển cảnh quan thiên nhiên nơi đây”.