CTTĐT - Tối nay (1/2 - tức 11 tháng Giêng năm Quý Mão), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông” vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và Khai mạc lễ hội Đền Đông Cuông năm 2023.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao chứng nhận ghi danh Lễ hội Đền Đông Cuông vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho tỉnh Yên Bái
Dự buổi lễ về phía Trung ương có đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch.
Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị, thành phố cùng đông đảo du khách thập phương và nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu khai mạc tại buổi lễ
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định: Những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của di sản văn hóa, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh. Đền Đông Cuông từ lâu đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng; một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng Tây Bắc. Đền là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn - Mẫu đệ nhị trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; thờ Thần Vệ Quốc và các vị anh hùng dân tộc hy sinh trong các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng; là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong Lễ hội Đền Đông Cuông đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt.
Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là dịp để tôn vinh di sản với giá trị vững bền và sức sống mãnh liệt; ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên, xã Đông Cuông, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và cộng đồng các dân tộc huyện Văn Yên trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Đền Đông Cuông và Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông; đồng thời, thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Cục Di sản Văn hoá, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào Danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao chứng nhận ghi danh "Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái" vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho tỉnh Yên Bái
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ
Trao chứng nhận và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề nghị tỉnh Yên Bái cần xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Đông Cuông, để có các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình cụ thể cho các hoạt động bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị tốt đẹp của Lễ hội trong đời sống văn hóa của cộng đồng gắn với phát triển kinh tế xã hội và du lịch; tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ ngành Văn hóa cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của Lễ hội và vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cộng đồng chủ thể văn hóa đối với việc bảo tồn và phát huy di sản; cần lập quy hoạch tổng thể, quan tâm hoàn thiện hạ tầng giao thông, cảnh quan môi trường sinh thái cùng với tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đông Cuông để tạo nên không gian văn hóa hoàn chỉnh của Lễ hội; tăng cường công tác quản lý thực hành tín ngưỡng và nghi thức phục vụ tín ngưỡng tại đền để đảm bảo giữ gìn và thực hành đúng với giá trị gốc của lễ hội, kiên quyết ngăn chặn và loại bỏ những hoạt động tín ngưỡng không phù hợp; thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến thực hành tín ngưỡng, công tác tổ chức, hoạt động Lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh, trật tự tại không gian di tích, Lễ hội; xây dựng thương hiệu Lễ hội gắn với địa danh có di sản Lễ hội đền Đông Cuông - huyện Văn Yên, Yên Bái, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để Yên Bái trở thành điểm du lịch văn hóa lành mạnh và hấp dẫn du khách; …
Phát biểu đáp từ tại buổi lễ, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia là niềm vinh dự, tự hào; đồng thời, cũng đặt ra trách nhiệm đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung, huyện Văn Yên nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông và các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh theo phương châm “lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động”, “biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ngay sau Lễ công bố Quyết định chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia là chương trình nghệ thuật đặc sắc, hoành tráng với chủ đề “Linh thiêng thánh Mẫu Thượng Ngàn”. Chương trình quy tụ hàng trăm nghệ sỹ, diễn viên chuyên và không chuyên, trong đó có sự tham gia của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như: NSND Trung Đức, NSND Thái Bảo, NSND Thúy Ngần, NSND Thanh Ngoan, NSUT Thanh Tâm, NSƯT Xuân Nghĩa, NSƯT Thúy Nga…
Màn múa kịch sử thi Truyền tích mẫu Đông Cuông với màn nhạc vũ kịch kết hợp âm nhạc, múa giới thiệu về truyền tích Mẫu Đông Cuông và ngôi đền Đông Cuông
Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh trình diễn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ trong chương trình nghệ thuật
Chương 3 - “Văn Yên ngày mới” thể hiện các tác phẩm hát, múa hiện đại ca ngợi mùa xuân, ca ngợi quê hương Văn Yên, Yên Bái đang từng ngày khởi sắc
Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 là màn múa kịch sử thi Truyền tích mẫu Đông Cuông với màn nhạc vũ kịch kết hợp âm nhạc, múa giới thiệu về truyền tích Mẫu Đông Cuông và ngôi đền Đông Cuông. Chương 2 - “ Linh thiêng đất Mẫu” với màn múa, hát chèo Văn Yên vào hội, Màn hát múa Giá Mẫu Đông Cuông. Chương 3 - “Văn Yên ngày mới” thể hiện các tác phẩm hát, múa hiện đại ca ngợi mùa xuân, ca ngợi quê hương Văn Yên, Yên Bái đang từng ngày khởi sắc.
Đại biểu và nhân dân, du khách thập phương tham gia rước chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ khu vực sân khấu vào trong Đền chính
Điểm đặc biệt trong Lễ hội đền Đông Cuông năm nay, màn rước chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ khu vực sân khấu vào trong Đền chính có sự kết hợp với màn múa xòe Tày cổ hầu Mẫu của 300 phụ nữ dân tộc Tày Khao 2 xã Tân Hợp và Đông Cuông đã đem đến cho nhân dân và du khách ấn tượng đặc biệt về sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Tày từ lâu đời trên vùng đất thượng lưu sông Hồng.
Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc vào ngày 2/2 (tức 12 tháng Giêng năm Quý Mão) như: Nghi lễ mổ trâu; Lễ dâng Chúc văn; Nghi lễ rước Mẫu sang Sông; Nghi lễ cúng chính tiệc và các hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi… tạo không khí tưng bừng phấn khởi cho nhân dân những ngày đầu xuân mới.
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tối nay (1/2 - tức 11 tháng Giêng năm Quý Mão), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông” vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và Khai mạc lễ hội Đền Đông Cuông năm 2023.Dự buổi lễ về phía Trung ương có đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch.
Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị, thành phố cùng đông đảo du khách thập phương và nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu khai mạc tại buổi lễ
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định: Những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của di sản văn hóa, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh. Đền Đông Cuông từ lâu đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng; một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng Tây Bắc. Đền là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn - Mẫu đệ nhị trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; thờ Thần Vệ Quốc và các vị anh hùng dân tộc hy sinh trong các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng; là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong Lễ hội Đền Đông Cuông đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt.
Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là dịp để tôn vinh di sản với giá trị vững bền và sức sống mãnh liệt; ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên, xã Đông Cuông, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và cộng đồng các dân tộc huyện Văn Yên trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Đền Đông Cuông và Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông; đồng thời, thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Cục Di sản Văn hoá, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào Danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao chứng nhận ghi danh "Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái" vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho tỉnh Yên Bái
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ
Trao chứng nhận và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề nghị tỉnh Yên Bái cần xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Đông Cuông, để có các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình cụ thể cho các hoạt động bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị tốt đẹp của Lễ hội trong đời sống văn hóa của cộng đồng gắn với phát triển kinh tế xã hội và du lịch; tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ ngành Văn hóa cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của Lễ hội và vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cộng đồng chủ thể văn hóa đối với việc bảo tồn và phát huy di sản; cần lập quy hoạch tổng thể, quan tâm hoàn thiện hạ tầng giao thông, cảnh quan môi trường sinh thái cùng với tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đông Cuông để tạo nên không gian văn hóa hoàn chỉnh của Lễ hội; tăng cường công tác quản lý thực hành tín ngưỡng và nghi thức phục vụ tín ngưỡng tại đền để đảm bảo giữ gìn và thực hành đúng với giá trị gốc của lễ hội, kiên quyết ngăn chặn và loại bỏ những hoạt động tín ngưỡng không phù hợp; thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến thực hành tín ngưỡng, công tác tổ chức, hoạt động Lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh, trật tự tại không gian di tích, Lễ hội; xây dựng thương hiệu Lễ hội gắn với địa danh có di sản Lễ hội đền Đông Cuông - huyện Văn Yên, Yên Bái, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để Yên Bái trở thành điểm du lịch văn hóa lành mạnh và hấp dẫn du khách; …
Phát biểu đáp từ tại buổi lễ, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia là niềm vinh dự, tự hào; đồng thời, cũng đặt ra trách nhiệm đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung, huyện Văn Yên nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông và các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh theo phương châm “lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động”, “biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ngay sau Lễ công bố Quyết định chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia là chương trình nghệ thuật đặc sắc, hoành tráng với chủ đề “Linh thiêng thánh Mẫu Thượng Ngàn”. Chương trình quy tụ hàng trăm nghệ sỹ, diễn viên chuyên và không chuyên, trong đó có sự tham gia của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như: NSND Trung Đức, NSND Thái Bảo, NSND Thúy Ngần, NSND Thanh Ngoan, NSUT Thanh Tâm, NSƯT Xuân Nghĩa, NSƯT Thúy Nga…
Màn múa kịch sử thi Truyền tích mẫu Đông Cuông với màn nhạc vũ kịch kết hợp âm nhạc, múa giới thiệu về truyền tích Mẫu Đông Cuông và ngôi đền Đông Cuông
Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh trình diễn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ trong chương trình nghệ thuật
Chương 3 - “Văn Yên ngày mới” thể hiện các tác phẩm hát, múa hiện đại ca ngợi mùa xuân, ca ngợi quê hương Văn Yên, Yên Bái đang từng ngày khởi sắc
Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 là màn múa kịch sử thi Truyền tích mẫu Đông Cuông với màn nhạc vũ kịch kết hợp âm nhạc, múa giới thiệu về truyền tích Mẫu Đông Cuông và ngôi đền Đông Cuông. Chương 2 - “ Linh thiêng đất Mẫu” với màn múa, hát chèo Văn Yên vào hội, Màn hát múa Giá Mẫu Đông Cuông. Chương 3 - “Văn Yên ngày mới” thể hiện các tác phẩm hát, múa hiện đại ca ngợi mùa xuân, ca ngợi quê hương Văn Yên, Yên Bái đang từng ngày khởi sắc.
Đại biểu và nhân dân, du khách thập phương tham gia rước chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ khu vực sân khấu vào trong Đền chính
Điểm đặc biệt trong Lễ hội đền Đông Cuông năm nay, màn rước chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ khu vực sân khấu vào trong Đền chính có sự kết hợp với màn múa xòe Tày cổ hầu Mẫu của 300 phụ nữ dân tộc Tày Khao 2 xã Tân Hợp và Đông Cuông đã đem đến cho nhân dân và du khách ấn tượng đặc biệt về sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Tày từ lâu đời trên vùng đất thượng lưu sông Hồng.
Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc vào ngày 2/2 (tức 12 tháng Giêng năm Quý Mão) như: Nghi lễ mổ trâu; Lễ dâng Chúc văn; Nghi lễ rước Mẫu sang Sông; Nghi lễ cúng chính tiệc và các hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi… tạo không khí tưng bừng phấn khởi cho nhân dân những ngày đầu xuân mới.