CTTĐT - Những ngày đầu xuân, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái tổ chức các lễ hội đầu xuân để tạ ơn trời, đất đã ban cho tài lộc, mùa màng bội thu, hy vọng một năm mới bình an, hạnh phúc, ấm no.
Các lễ hội trên địa bàn tỉnh chứa đựng những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 40 lễ hội truyền thống. Các lễ hội truyền thống thường được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi lễ hội có nét độc đáo riêng, nhưng có điểm chung là đều chứa đựng trong đó những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội truyền thống được tổ chức vào mùa Xuân với mục đích đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, thể hiện lòng tôn kính của người dân địa phương đối với các bậc tiền nhân có công với dân tộc, với quê hương, đất nước, cũng như cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Tại huyện Trạm Tấu, ngày 18/2/2024 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Sân vận động huyện, huyện Trạm Tấu đã tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương. Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu là nét văn hóa độc đáo được người dân nơi đây trông chờ vào dịp đầu Xuân. “Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời” hay “hội chơi đồi". Theo quan niệm, đây là dịp để đồng bào cầu cảm tạ thần linh, xin trời đất ban cho con cái, sức khỏe, may mắn để làm ăn và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt... Sau phần lễ là phần hội diễn ra sôi động với các tiết mục múa hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông và các môn thể theo truyền thống như: Kéo co, ném pao, đánh quay, thi giã bánh dày… góp phần tạo sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư; là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, mời nhau uống chén rượu đầu xuân năm mới đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia.
Tại huyện Văn Yên, ngày 20 và 21/2 (tức 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND huyện Văn Yên đã tổ chức Khai mạc Lễ hội đền Đông Cuông năm 2024. Tại Lễ hội, nhân dân và du khách thập phương được thưởng thức và chìm đắm vào một không gian văn hóa tâm linh độc đáo của các nghi lễ truyền thống, thể hiện sự tôn kính với Thánh Mẫu thượng ngàn, các vị thần linh, anh hùng, nghĩa sỹ, đã gắn liền với sông núi, che chở, nâng đỡ để mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc như: Nghi lễ mổ trâu trắng tế Mẫu và hiến sinh cho trời đất vào lúc 00 giờ ngày Mão - tháng Giêng; ngay sau nghi lễ mổ trâu, nhân dân và du khách sẽ được ông Mo - Thủ nhang của Đền phát lộc đầu Xuân, đây là những túi lộc đã được dâng vào đền làm lễ để Mẫu giáng hạ chứng tâm, được ban phát cho bách tính muôn dân, để được phúc lộc cả năm, an khang thịnh vượng; đặc biệt là nghi lễ rước Mẫu sang sông và nghi lễ cúng chính tiệc với 36 mâm rồng vào buổi sáng ngày Mão tháng Giêng, thể hiện tấm lòng thành kính tri ân với Thánh Mẫu Thượng ngàn, các vị thần linh và các anh hùng nghĩa sỹ. Ngoài ra, nhân dân và du khách được tham gia các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian và được thưởng thức các sản vật, ẩm thực đặc sắc của các địa phương trên địa bàn huyện. Lễ hội đã thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, chiêm bái trong hai ngày tổ chức.
Hoạt động thể dục thể thao tại Lễ hội Đền Đông Cuông thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia
Ngoài ra, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã tổ chức một số lễ hội tiêu biểu tại các di tích lịch sử văn hóa như: lễ hội đền Nhược Sơn, lễ hội đền Đại Cại, lễ hội đền Tuần Quán, lễ hội đền Nam Cường, lễ hội đền Thác Bà, lễ hội Đình làng Dọc… Các lễ hội dân gian như: Lễ hội Xuống đồng, xên bản, xên mường của đồng bào dân tộc Tày, Thái; lễ hội Cầu mùa của đồng bào dân tộc Khơ Mú,…
Trong quá trình tổ chức lễ hội, các địa phương đã chỉ đạo có nhiều điểm mới sáng tạo, vừa đảm bảo gìn giữ được bản sắc truyền thống văn hóa, nhưng nội dung cũng có nhiều điểm mới nhất là ở phần “hội”; vừa đáp ứng được nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí, giao lưu, vãn cảnh nhất là trong giới trẻ…
Các lễ hội đầu Xuân Giáp Thìn 2024 tổ chức trên địa bàn tỉnh Yên Bái được mở rộng quy mô tổ chức, phần lễ được tổ chức trang nghiêm, đúng nghi thức truyền thống; phần hội được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều trò chơi dân gian, truyền thống (kéo co, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, đua mảng, đánh quay, ném pao, tung còn, chơi đu…). Đồng thời, trong một số lễ hội có tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng và nhiều dịch vụ, bán hàng lưu niệm, ẩm thực địa phương... để đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân, du khách khi tham gia lễ hội.
Để lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, văn minh, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hóa của nhân dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh (Công văn số 69/VHTTDL-NSVH ngày 15/01/2024 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội mừng Xuân Giáp Thìn 2024; Công văn số 159/VHTTDL-NSVH ngày 29/01/2024 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn…) gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc tổ chức lễ hội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và của tỉnh về quản lý, tổ chức lễ hội; tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý các dịch vụ ăn, nghỉ cho du khách, đảm bảo bán đúng giá, không chèo kéo khách, không ép giá…; xây dựng các phương án phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội; đối với những lễ hội có các hoạt động diễn ra trên sông nước phải xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho du khách, người tham gia lễ hội và chấp hành nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường đường thủy nội địa.
Cùng với công tác chỉ đạo, hướng dẫn trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngày 11/01/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 13/KH-VHTTDL về kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lễ hội; hướng dẫn Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích và nhân dân, du khách khi tham gia các hoạt động tại lễ hội kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm trái với thuần phong mỹ tục, trái các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội... Qua đó, đảm bảo mùa Lễ hội Xuân 2024 diễn ra an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui xuân của nhân dân và tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tổ chức lễ hội theo quy định.
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những ngày đầu xuân, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái tổ chức các lễ hội đầu xuân để tạ ơn trời, đất đã ban cho tài lộc, mùa màng bội thu, hy vọng một năm mới bình an, hạnh phúc, ấm no.Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 40 lễ hội truyền thống. Các lễ hội truyền thống thường được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi lễ hội có nét độc đáo riêng, nhưng có điểm chung là đều chứa đựng trong đó những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội truyền thống được tổ chức vào mùa Xuân với mục đích đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, thể hiện lòng tôn kính của người dân địa phương đối với các bậc tiền nhân có công với dân tộc, với quê hương, đất nước, cũng như cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Tại huyện Trạm Tấu, ngày 18/2/2024 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Sân vận động huyện, huyện Trạm Tấu đã tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương. Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu là nét văn hóa độc đáo được người dân nơi đây trông chờ vào dịp đầu Xuân. “Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời” hay “hội chơi đồi". Theo quan niệm, đây là dịp để đồng bào cầu cảm tạ thần linh, xin trời đất ban cho con cái, sức khỏe, may mắn để làm ăn và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt... Sau phần lễ là phần hội diễn ra sôi động với các tiết mục múa hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông và các môn thể theo truyền thống như: Kéo co, ném pao, đánh quay, thi giã bánh dày… góp phần tạo sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư; là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, mời nhau uống chén rượu đầu xuân năm mới đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia.
Tại huyện Văn Yên, ngày 20 và 21/2 (tức 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND huyện Văn Yên đã tổ chức Khai mạc Lễ hội đền Đông Cuông năm 2024. Tại Lễ hội, nhân dân và du khách thập phương được thưởng thức và chìm đắm vào một không gian văn hóa tâm linh độc đáo của các nghi lễ truyền thống, thể hiện sự tôn kính với Thánh Mẫu thượng ngàn, các vị thần linh, anh hùng, nghĩa sỹ, đã gắn liền với sông núi, che chở, nâng đỡ để mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc như: Nghi lễ mổ trâu trắng tế Mẫu và hiến sinh cho trời đất vào lúc 00 giờ ngày Mão - tháng Giêng; ngay sau nghi lễ mổ trâu, nhân dân và du khách sẽ được ông Mo - Thủ nhang của Đền phát lộc đầu Xuân, đây là những túi lộc đã được dâng vào đền làm lễ để Mẫu giáng hạ chứng tâm, được ban phát cho bách tính muôn dân, để được phúc lộc cả năm, an khang thịnh vượng; đặc biệt là nghi lễ rước Mẫu sang sông và nghi lễ cúng chính tiệc với 36 mâm rồng vào buổi sáng ngày Mão tháng Giêng, thể hiện tấm lòng thành kính tri ân với Thánh Mẫu Thượng ngàn, các vị thần linh và các anh hùng nghĩa sỹ. Ngoài ra, nhân dân và du khách được tham gia các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian và được thưởng thức các sản vật, ẩm thực đặc sắc của các địa phương trên địa bàn huyện. Lễ hội đã thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, chiêm bái trong hai ngày tổ chức.
Hoạt động thể dục thể thao tại Lễ hội Đền Đông Cuông thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia
Ngoài ra, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã tổ chức một số lễ hội tiêu biểu tại các di tích lịch sử văn hóa như: lễ hội đền Nhược Sơn, lễ hội đền Đại Cại, lễ hội đền Tuần Quán, lễ hội đền Nam Cường, lễ hội đền Thác Bà, lễ hội Đình làng Dọc… Các lễ hội dân gian như: Lễ hội Xuống đồng, xên bản, xên mường của đồng bào dân tộc Tày, Thái; lễ hội Cầu mùa của đồng bào dân tộc Khơ Mú,…
Trong quá trình tổ chức lễ hội, các địa phương đã chỉ đạo có nhiều điểm mới sáng tạo, vừa đảm bảo gìn giữ được bản sắc truyền thống văn hóa, nhưng nội dung cũng có nhiều điểm mới nhất là ở phần “hội”; vừa đáp ứng được nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí, giao lưu, vãn cảnh nhất là trong giới trẻ…
Các lễ hội đầu Xuân Giáp Thìn 2024 tổ chức trên địa bàn tỉnh Yên Bái được mở rộng quy mô tổ chức, phần lễ được tổ chức trang nghiêm, đúng nghi thức truyền thống; phần hội được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều trò chơi dân gian, truyền thống (kéo co, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, đua mảng, đánh quay, ném pao, tung còn, chơi đu…). Đồng thời, trong một số lễ hội có tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng và nhiều dịch vụ, bán hàng lưu niệm, ẩm thực địa phương... để đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân, du khách khi tham gia lễ hội.
Để lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, văn minh, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hóa của nhân dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh (Công văn số 69/VHTTDL-NSVH ngày 15/01/2024 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội mừng Xuân Giáp Thìn 2024; Công văn số 159/VHTTDL-NSVH ngày 29/01/2024 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn…) gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc tổ chức lễ hội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và của tỉnh về quản lý, tổ chức lễ hội; tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý các dịch vụ ăn, nghỉ cho du khách, đảm bảo bán đúng giá, không chèo kéo khách, không ép giá…; xây dựng các phương án phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội; đối với những lễ hội có các hoạt động diễn ra trên sông nước phải xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho du khách, người tham gia lễ hội và chấp hành nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường đường thủy nội địa.
Cùng với công tác chỉ đạo, hướng dẫn trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngày 11/01/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 13/KH-VHTTDL về kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lễ hội; hướng dẫn Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích và nhân dân, du khách khi tham gia các hoạt động tại lễ hội kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm trái với thuần phong mỹ tục, trái các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội... Qua đó, đảm bảo mùa Lễ hội Xuân 2024 diễn ra an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui xuân của nhân dân và tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tổ chức lễ hội theo quy định.