Mỗi độ xuân về, tiếng trống khai hội lại ngân vang mời gọi du khách thập phương về dâng hương bái Phật cầu bình an và khám phá những điều kỳ diệu thiêng liêng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình. Các lễ hội xuân đặc sắc trên địa bàn như: Hội Lồng tồng, Hội đình Ba Chãng, đình Khả Lĩnh, đình Phúc Hòa…
Lễ hội đền Đông Cuông
Đặc biệt, Lễ khai hội đền Thác Bà năm nay, huyện đã gắn với Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đền Thác Bà. Đó là nguồn động lực to lớn động viên, khích lệ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình nêu cao tinh thần trách nhiệm trong bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.
Mở đầu lễ hội xuân là Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An. Lễ hội được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đình Ba Chãng là nơi ghi dấu mốc lịch sử thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương đến lập làng Ba Chãng, làng Khuôn Đát, xã Vô Tha, tổng Ẩm Phúc, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay là xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái); gắn với lịch sử xây dựng và phát triển hàng trăm năm của vùng đất Phúc An xưa và nay. Đình Ba Chãng thờ Thành Hoàng tức Phúc Thần - người có công đưa dân Cao Lan đến lập làng Ba Chãng…
Trong đình còn thờ công chúa Quỳnh Hoa, Quế Hoa, là những thánh Mẫu đã có công khai phá, dựng xây bản làng, truyền dạy kinh nghiệm làm nông nghiệp cho bà con trong vùng. Trong chuỗi lễ hội đầu xuân, mùng 6 tháng Giêng là Lễ hội Lồng tồng tại xã Xuân Lai (Lễ hội Xuống đồng).
Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước, cầu mong một vụ mùa may mắn bội thu. Phần lễ được tổ chức trang trọng, lễ vật là những sản vật do bà con trong vùng làm ra để dâng lên cúng lễ cầu mong quốc thái, dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt bội thu, nhà nhà hạnh phúc, mọi người khoẻ mạnh.
Điểm nhấn của Lễ hội là nghi thức Tịch điền. Nghi thức này do Chủ tịch UBND xã Xuân Lai, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội thực hiện xuống ruộng cày những đường cày đầu tiên. Cùng đó là Hội thi cấy của chị em các thôn để phát động phong trào thi đua lao động sản xuất ngay từ những ngày đầu năm mới.
Ông Nguyễn Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Xuân Lai chia sẻ: "Để đảm bảo Lễ hội Lồng tồng diễn ra thành công, xã đã xây dựng kế hoạch, tuyên truyền đến người dân, tạo không khí vui tươi phấn khởi thi đua lao động, sản xuất cho bà con ngay từ những ngày đầu năm”.
Một trong những điểm tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Yên Bình là đền Mẫu Thác Bà được tổ chức ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch. Di tích đền Thác Bà gắn với nghi thức thờ Mẫu là công chúa Minh Đạt - con gái vua Hùng Vương thứ 18. Ngược dòng sông Chảy, bà lên khai khẩn đất đai nối dài bờ cõi, dạy dân cày, cấy, phát triển nghề chài lưới, đánh bắt cá tôm, khai hoang lập địa, trồng cây gây rừng…
Nhớ công ơn đó, muôn dân lập đền thờ Mẫu. Chương trình Lễ hội đền Thác Bà xuân Quý Mão đã được tổ chức trang trọng, mang đậm nét văn hóa dân gian, đã trở thành nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong vùng.
Chị Nguyễn Thị Dung, tổ 1, thị trấn Thác Bà bộc bạch: "Sau thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay huyện tổ chức nhiều lễ tại các địa phương. Tôi mong muốn các lễ hội này được lưu giữ và tổ chức thường niên để mọi người, nhất là lớp cháu con biết được văn hóa truyền thống cha ông, tạo khí thế thi đua lao động sản xuất đầu xuân phấn khởi trong nhân dân”.
Năm nay, cùng với khai hội đền Thác Bà, huyện Yên Bình còn tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đền Thác Bà.
Theo Ông Trần Đình Thành - Cục phó Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: "Sau khi đền Thác Bà được xếp hạng Di tích Quốc gia, cần được quan tâm đầu tư tôn tạo các hạng mục mang nét văn hóa truyền thống gắn với lịch sử hình thành từ hàng trăm năm nay và với lịch sử hồ Thác Bà. Cảnh quan đền cũng cần được tôn tạo gắn với hồ Thác Bà”.
Từ các lễ hội xuân đặc sắc của các địa phương huyện Yên Bình đã làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước nâng tầm các di sản văn hóa, bảo tồn và làm giàu thêm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Thu Vật xưa với cộng đồng các dân tộc Tày, Kinh, Nùng, Dao, Cao Lan, để văn hóa thực sự là mục tiêu và là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng huyện Yên Bình trở thành điểm đến "Xanh, bản sắc, an toàn, thân thiện”.
Theo Báo Yên Bái
Mỗi độ xuân về, tiếng trống khai hội lại ngân vang mời gọi du khách thập phương về dâng hương bái Phật cầu bình an và khám phá những điều kỳ diệu thiêng liêng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình. Các lễ hội xuân đặc sắc trên địa bàn như: Hội Lồng tồng, Hội đình Ba Chãng, đình Khả Lĩnh, đình Phúc Hòa…Đặc biệt, Lễ khai hội đền Thác Bà năm nay, huyện đã gắn với Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đền Thác Bà. Đó là nguồn động lực to lớn động viên, khích lệ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình nêu cao tinh thần trách nhiệm trong bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.
Mở đầu lễ hội xuân là Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An. Lễ hội được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đình Ba Chãng là nơi ghi dấu mốc lịch sử thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương đến lập làng Ba Chãng, làng Khuôn Đát, xã Vô Tha, tổng Ẩm Phúc, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay là xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái); gắn với lịch sử xây dựng và phát triển hàng trăm năm của vùng đất Phúc An xưa và nay. Đình Ba Chãng thờ Thành Hoàng tức Phúc Thần - người có công đưa dân Cao Lan đến lập làng Ba Chãng…
Trong đình còn thờ công chúa Quỳnh Hoa, Quế Hoa, là những thánh Mẫu đã có công khai phá, dựng xây bản làng, truyền dạy kinh nghiệm làm nông nghiệp cho bà con trong vùng. Trong chuỗi lễ hội đầu xuân, mùng 6 tháng Giêng là Lễ hội Lồng tồng tại xã Xuân Lai (Lễ hội Xuống đồng).
Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước, cầu mong một vụ mùa may mắn bội thu. Phần lễ được tổ chức trang trọng, lễ vật là những sản vật do bà con trong vùng làm ra để dâng lên cúng lễ cầu mong quốc thái, dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt bội thu, nhà nhà hạnh phúc, mọi người khoẻ mạnh.
Điểm nhấn của Lễ hội là nghi thức Tịch điền. Nghi thức này do Chủ tịch UBND xã Xuân Lai, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội thực hiện xuống ruộng cày những đường cày đầu tiên. Cùng đó là Hội thi cấy của chị em các thôn để phát động phong trào thi đua lao động sản xuất ngay từ những ngày đầu năm mới.
Ông Nguyễn Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Xuân Lai chia sẻ: "Để đảm bảo Lễ hội Lồng tồng diễn ra thành công, xã đã xây dựng kế hoạch, tuyên truyền đến người dân, tạo không khí vui tươi phấn khởi thi đua lao động, sản xuất cho bà con ngay từ những ngày đầu năm”.
Một trong những điểm tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Yên Bình là đền Mẫu Thác Bà được tổ chức ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch. Di tích đền Thác Bà gắn với nghi thức thờ Mẫu là công chúa Minh Đạt - con gái vua Hùng Vương thứ 18. Ngược dòng sông Chảy, bà lên khai khẩn đất đai nối dài bờ cõi, dạy dân cày, cấy, phát triển nghề chài lưới, đánh bắt cá tôm, khai hoang lập địa, trồng cây gây rừng…
Nhớ công ơn đó, muôn dân lập đền thờ Mẫu. Chương trình Lễ hội đền Thác Bà xuân Quý Mão đã được tổ chức trang trọng, mang đậm nét văn hóa dân gian, đã trở thành nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong vùng.
Chị Nguyễn Thị Dung, tổ 1, thị trấn Thác Bà bộc bạch: "Sau thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay huyện tổ chức nhiều lễ tại các địa phương. Tôi mong muốn các lễ hội này được lưu giữ và tổ chức thường niên để mọi người, nhất là lớp cháu con biết được văn hóa truyền thống cha ông, tạo khí thế thi đua lao động sản xuất đầu xuân phấn khởi trong nhân dân”.
Năm nay, cùng với khai hội đền Thác Bà, huyện Yên Bình còn tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đền Thác Bà.
Theo Ông Trần Đình Thành - Cục phó Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: "Sau khi đền Thác Bà được xếp hạng Di tích Quốc gia, cần được quan tâm đầu tư tôn tạo các hạng mục mang nét văn hóa truyền thống gắn với lịch sử hình thành từ hàng trăm năm nay và với lịch sử hồ Thác Bà. Cảnh quan đền cũng cần được tôn tạo gắn với hồ Thác Bà”.
Từ các lễ hội xuân đặc sắc của các địa phương huyện Yên Bình đã làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước nâng tầm các di sản văn hóa, bảo tồn và làm giàu thêm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Thu Vật xưa với cộng đồng các dân tộc Tày, Kinh, Nùng, Dao, Cao Lan, để văn hóa thực sự là mục tiêu và là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng huyện Yên Bình trở thành điểm đến "Xanh, bản sắc, an toàn, thân thiện”.