CTTĐT - Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa một nội dung mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Bên cạnh những đổi mới về phát triển kinh tế, an sinh xã hội, Yên Bái còn đặc biệt chú ý đến việc phát triển đa dạng hoá, đa phương hoá nền văn hoá phong tục tập quán của địa phương. Bởi chỉ số hạnh phúc mà Yên Bái hướng tới, bên cạnh nền kinh tế tăng trưởng còn là cuộc sống tinh thần của người dân, là những hoạt động văn hoá thúc đẩ, gắn kết con người. Đây không chỉ là một hoạt động văn hoá du lịch thường niên mà còn là hoạt động quảng bá các giá trị văn hoá đặc sắc tại tỉnh nhà cũng như thúc đẩy phát triển nền kinh tế tỉnh trong những năm tiếp theo. Người dân cũng như khách du lịch không chỉ được tận hưởng những nét văn hoá vùng miền mà lễ hội văn hoá còn là lúc thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc nói riêng và các vùng miền nói chung. Tuần lễ văn hoá du lịch Mường Lò - hương sắc đậm nét trong khúc nhạc dân tộc, đậm tính nhân văn.
Nhắc đến các chương trình văn hoá mang đậm nét của mảnh đất quê hương Yên Bái Tuần lễ văn hoá du lịch Mường Lò thì Xoè Thái chính là linh hồn, là khúc nhạc êm, vọng giữa thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Nghệ thuật xoè là một “dòng điệu văn hoá” được hun đúc và trở thành “lửa” của tuần lễ này. Xoè được nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến nhận xét và nhấn mạnh “Không chỉ để thỏa mãn cảm xúc thẩm mỹ, mà còn là tri thức dân gian có tác dụng kích thích phát triển của con người, góp phần giúp con người thêm tự nhiên, sống thuận với tự nhiên, biết điều chỉnh hành vi, lối sống cho phù hợp với đạo làm người. Xòe Thái là giá trị phi vật thể vô giá trong kho tàng văn hóa Thái nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung mang một sắc thái riêng, mang tính cội rễ từ thủa mở cõi”.
Những nghi lễ truyền thống quan trọng, dịp lễ, tết, vui hội… của đồng bào Thái đều không thể và không bao giờ thiếu xòe. Cộng đồng người Thái vùng Mường Lò Nghĩa Lộ đến nay vẫn giữ nguyên vẹn 6 điệu xòe cổ được coi là nguồn gốc của nghệ thuật dân vũ dân tộc Thái sau này và các nghệ nhân dân gian đã phát triển thành nhiều điệu xòe. Ngày 15/12/2021, nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự ghi danh này thêm một lần nữa khẳng định thế giới đánh giá cao giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, của loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc nói riêng. Xoè được coi là một công trình kiến tạo nền văn hoá, mang đậm dấu ấn của các dân tộc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng đồng bào dân tộc Thái nói chung khi làn điệu múa xòe được Tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nghệ thuật Xoè Thái đã chạm tới chân - thiện - mỹ, đó là sự kết hợp của sự đoàn kết, không phân biệt già trẻ, gái trai. Tôn vinh nghệ thuật xòe Thái là tôn vinh tinh thần đoàn kết, hòa hợp, giữ gìn văn hóa dân tộc. Chúng ta tự hào vì được UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây vừa là niềm vinh dự tự hào với mỗi người dân chúng ta nhưng cũng là trách nhiệm của tất cả cộng đồng để tiếp tục gìn giữ và phát triển nét văn hóa đó", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với niềm vui về sự vinh danh là trách nhiệm về công tác bảo tồn, để di sản sống mãi trong cộng đồng. Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã chứng minh sức sống mãnh liệt, vị trí đặc biệt quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể này của không chỉ đồng bào người Thái, mà còn của chung cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong dòng chảy văn hóa đất nước, tăng thêm niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc Thái và phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Đồng bào Thái và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái xác định sẽ cùng nhau giữ gìn và phát huy tinh hoa miền di sản trong đời sống đương đại, để Xoè Thái sống mãi trong nền văn hoá, sống mãi trong những nếp nhà, nếp làng, nếp sống tín ngưỡng tinh thần của người dân.
Nguyễn Khánh Linh
Đại học Sư phạm Hà Nội
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa một nội dung mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.Bên cạnh những đổi mới về phát triển kinh tế, an sinh xã hội, Yên Bái còn đặc biệt chú ý đến việc phát triển đa dạng hoá, đa phương hoá nền văn hoá phong tục tập quán của địa phương. Bởi chỉ số hạnh phúc mà Yên Bái hướng tới, bên cạnh nền kinh tế tăng trưởng còn là cuộc sống tinh thần của người dân, là những hoạt động văn hoá thúc đẩ, gắn kết con người. Đây không chỉ là một hoạt động văn hoá du lịch thường niên mà còn là hoạt động quảng bá các giá trị văn hoá đặc sắc tại tỉnh nhà cũng như thúc đẩy phát triển nền kinh tế tỉnh trong những năm tiếp theo. Người dân cũng như khách du lịch không chỉ được tận hưởng những nét văn hoá vùng miền mà lễ hội văn hoá còn là lúc thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc nói riêng và các vùng miền nói chung. Tuần lễ văn hoá du lịch Mường Lò - hương sắc đậm nét trong khúc nhạc dân tộc, đậm tính nhân văn.
Nhắc đến các chương trình văn hoá mang đậm nét của mảnh đất quê hương Yên Bái Tuần lễ văn hoá du lịch Mường Lò thì Xoè Thái chính là linh hồn, là khúc nhạc êm, vọng giữa thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Nghệ thuật xoè là một “dòng điệu văn hoá” được hun đúc và trở thành “lửa” của tuần lễ này. Xoè được nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến nhận xét và nhấn mạnh “Không chỉ để thỏa mãn cảm xúc thẩm mỹ, mà còn là tri thức dân gian có tác dụng kích thích phát triển của con người, góp phần giúp con người thêm tự nhiên, sống thuận với tự nhiên, biết điều chỉnh hành vi, lối sống cho phù hợp với đạo làm người. Xòe Thái là giá trị phi vật thể vô giá trong kho tàng văn hóa Thái nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung mang một sắc thái riêng, mang tính cội rễ từ thủa mở cõi”.
Những nghi lễ truyền thống quan trọng, dịp lễ, tết, vui hội… của đồng bào Thái đều không thể và không bao giờ thiếu xòe. Cộng đồng người Thái vùng Mường Lò Nghĩa Lộ đến nay vẫn giữ nguyên vẹn 6 điệu xòe cổ được coi là nguồn gốc của nghệ thuật dân vũ dân tộc Thái sau này và các nghệ nhân dân gian đã phát triển thành nhiều điệu xòe. Ngày 15/12/2021, nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự ghi danh này thêm một lần nữa khẳng định thế giới đánh giá cao giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, của loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc nói riêng. Xoè được coi là một công trình kiến tạo nền văn hoá, mang đậm dấu ấn của các dân tộc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng đồng bào dân tộc Thái nói chung khi làn điệu múa xòe được Tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nghệ thuật Xoè Thái đã chạm tới chân - thiện - mỹ, đó là sự kết hợp của sự đoàn kết, không phân biệt già trẻ, gái trai. Tôn vinh nghệ thuật xòe Thái là tôn vinh tinh thần đoàn kết, hòa hợp, giữ gìn văn hóa dân tộc. Chúng ta tự hào vì được UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây vừa là niềm vinh dự tự hào với mỗi người dân chúng ta nhưng cũng là trách nhiệm của tất cả cộng đồng để tiếp tục gìn giữ và phát triển nét văn hóa đó", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với niềm vui về sự vinh danh là trách nhiệm về công tác bảo tồn, để di sản sống mãi trong cộng đồng. Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã chứng minh sức sống mãnh liệt, vị trí đặc biệt quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể này của không chỉ đồng bào người Thái, mà còn của chung cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong dòng chảy văn hóa đất nước, tăng thêm niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc Thái và phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Đồng bào Thái và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái xác định sẽ cùng nhau giữ gìn và phát huy tinh hoa miền di sản trong đời sống đương đại, để Xoè Thái sống mãi trong nền văn hoá, sống mãi trong những nếp nhà, nếp làng, nếp sống tín ngưỡng tinh thần của người dân.
Nguyễn Khánh Linh
Đại học Sư phạm Hà Nội